Dựa vào mô hình động học phân tử hãy giải thích hiện tượng khi chất khí nở ra ở nhiệt độ không đổi, tại sao áp suất lại giảm?
Hướng dẫn:
Khi khí nở ra ở nhiệt độ không đổi thì động năng trung bình của các phân tử khí không đổi. Tuy nhiên, do thể tích khí tăng lên nên khoảng cách giữa các phân tử tăng lên. Kết quả là số lượng phân tử va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình chứa trong mỗi giây giảm đi. Do đó áp suất do chất khí gây ra giảm.
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực liên kết giữa chúng các yếu. |
|
|
b) Các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh. |
|
|
c) Vật ở thể lỏng có thể tích và hình dạng riêng. |
|
|
d) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén. |
|
|
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về thể tích. |
|
|
b) Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về kích thước nguyên tử. |
|
|
c) Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về khối lượng riêng. |
|
|
d) Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về trật tự của các nguyên tử. |
|
|
Các phát biểu sau đây đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Chất rắn kết tinh có hình dạng hình học, chất rắn vô định hình không có hình dạng xác định. |
|
|
b) Mỗi chất chỉ có thể là chất rắn kết tinh hoặc là chất rắn vô định hình. |
|
|
c) Chất rắn kết tinh có cấu trúc mạng tinh thể, còn chất rắn vô định hình thì các hạt trong nó sắp xếp hỗn độn. |
|
|
d) Mỗi chất rắn kết tinh chỉ có một cấu trúc mạng tinh thể xác định. |
|
|
Dựa vào mô hình động học phân tử hãy giải thích hiện tượng: “Tại sao không thể truyền nhiệt bằng chất khí”.
Dựa vào mô hình động học phân tử hãy giải thích áp suất của chất khí thay đổi ra sao nếu thể tích của nó giảm ở nhiệt độ không đổi.
Giải thích các tính chất sau của chất khí trên cơ sở thuyết động học phân tử của chất khí:
a) khả năng nén cao.
b) khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.