Thiên tai nào sau đây có nguồn gốc sinh vật?
A. Sóng thần.
B. Nắng nóng.
C. Dịch bệnh.
D. Động đất.
Chọn C
Thiên tai ở nước ta có nhiều loại hình, trong đó phổ biến là:
- Thiên tai có nguồn gốc khí tượng thuỷ văn như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối.
- Thiên tai có nguồn gốc địa chất địa mạo như động đất, sóng thần, sạt lở đất, sụt lún đất,...
- Thiên tai có nguồn gốc sinh vật như thuỷ triều đỏ, sinh vật gây hại, dịch bệnh.
Nguyên nhân gây ngập úng trên diện rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long là do
Ngày nay, chúng ta dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão là nhờ vào
Vùng nào sau đây của nước ta có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất?
Việc con người tàn phá rừng và vận chuyển các loài sinh vật ngoại lai xâm hại không gây ra hậu quả nào sau đây?
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường là nguyên nhân gây ra hiện tượng nào sau đây?
Trong vùng áp thấp, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi không khí bốc lên cao và lạnh đi?
Ở khu vực nào sau đây của nước ta chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão?