Trắc nghiệm chuyên đề Địa lí 12 CTST Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống có đáp án
Trắc nghiệm chuyên đề Địa lí 12 CTST Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống có đáp án
-
53 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thiên tai nào sau đây có nguồn gốc địa chất địa mạo?
Chọn A
Thiên tai ở nước ta có nhiều loại hình, trong đó phổ biến là:
- Thiên tai có nguồn gốc khí tượng thuỷ văn như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối.
- Thiên tai có nguồn gốc địa chất địa mạo như động đất, sóng thần, sạt lở đất, sụt lún đất,...
- Thiên tai có nguồn gốc sinh vật như thuỷ triều đỏ, sinh vật gây hại, dịch bệnh.
Câu 2:
Thiên tai nào sau đây có nguồn gốc sinh vật?
Chọn C
Thiên tai ở nước ta có nhiều loại hình, trong đó phổ biến là:
- Thiên tai có nguồn gốc khí tượng thuỷ văn như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối.
- Thiên tai có nguồn gốc địa chất địa mạo như động đất, sóng thần, sạt lở đất, sụt lún đất,...
- Thiên tai có nguồn gốc sinh vật như thuỷ triều đỏ, sinh vật gây hại, dịch bệnh.
Câu 3:
Việt Nam nằm trong trung tâm bão nào sau đây của thế giới?
Chọn C
Việt Nam nằm trong trung tâm bão Tây Thái Bình Dương, là 1 trong 5 trung tâm bão lớn nhất của thế giới. Trung bình hằng năm có khoảng 11 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó 5 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Câu 4:
Ở vùng Tây Bắc, hạn hán diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?
Chọn B
Ở nước ta, hạn hán có thể xảy ra ở hầu hết các vùng trên cả nước với mức độ và thời gian khác nhau. Khu vực Tây Bắc tần suất hạn rất cao từ tháng 11 đến tháng 4 và dễ xảy ra hơn tại những nơi mưa ít như Điện Biên, Sơn La.
Câu 5:
Ở vùng Nam Bộ, hạn hán diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?
Chọn B
Ở nước ta, hạn hán có thể xảy ra ở hầu hết các vùng trên cả nước với mức độ và thời gian khác nhau. Khu vực Nam Bộ Hạn nhiều từ tháng 12 đến tháng 4. Ở những nơi có lượng mưa thấp như Trà Vinh, Bến Tre có mức độ hạn cao nhất khu vực.
Câu 6:
Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, mùa bão thường diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?
Chọn C
Mùa bão ở nước ta có xu hướng chậm dần từ bắc vào nam -> Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, mùa bão từ tháng 10 đến tháng 11. Bão ở đây thường yếu và ít hơn khu vực phía Bắc.
Câu 7:
Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?
Chọn A
Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là
- Ở vùng Bắc Bộ và Thanh Hóa, mùa bão từ tháng 6 đến tháng 8, tháng nhiều khả năng bão nhất là tháng 8.
- Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, mùa bão từ tháng 9 đến tháng 10, tháng 9 có nhiều khả năng bão nhất.
- Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, mùa bão từ tháng 10 đến tháng 11. Bão ở đây thường yếu và ít hơn khu vực phía Bắc.
- Nam Bộ hầu như không có bão, tháng nhiều khả năng có bão nhất là tháng 12 nhưng hiếm gặp.
-> Mùa bão ở nước ta có xu hướng chậm dần từ bắc vào nam.
Câu 8:
Nhìn chung, mùa bão của nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?
Chọn B
Nhìn chung, mùa bão của nước ta diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11.
- Ở vùng Bắc Bộ và Thanh Hóa, mùa bão từ tháng 6 đến tháng 8, tháng nhiều khả năng bão nhất là tháng 8.
- Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, mùa bão từ tháng 9 đến tháng 10, tháng 9 có nhiều khả năng bão nhất.
- Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, mùa bão từ tháng 10 đến tháng 11. Bão ở đây thường yếu và ít hơn khu vực phía Bắc.
- Nam Bộ hầu như không có bão, tháng nhiều khả năng có bão nhất là tháng 12 nhưng hiếm gặp.
Câu 9:
Trước khi bão xảy ra, chúng ta cần thực hiện việc nào sau đây?
Chọn A
Trước khi bão xảy ra:
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo, dự báo bão.
- Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi nơi ở không đảm bảo an toàn, phòng nước dâng.
- Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết trong nhiều ngày.
Câu 10:
Nguy cơ sạt lở đất cao nhất ở
Chọn B
Sạt lở đất xảy ra khắp nơi ở miền núi nước ta. Nguy cơ sạt lở đất cao và rất cao ở vùng núi phía Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và một phần Tây Nguyên.
Câu 11:
Các tỉnh nào sau đây ở khu vực Tây Bắc dễ xảy ra hạn hán nhất?
Chọn A
Ở nước ta, hạn hán có thể xảy ra ở hầu hết các vùng trên cả nước với mức độ và thời gian khác nhau. Khu vực Tây Bắc tần suất hạn rất cao từ tháng 11 đến tháng 4 và dễ xảy ra hơn tại những nơi mưa ít như Điện Biên, Sơn La.
Câu 12:
Sau khi bão xảy ra, chúng ta cần thực hiện việc nào sau đây?
Chọn B
Sau khi bão xảy ra:
- Khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.
- Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng.
- Tham gia dập dịch bệnh, xử lí môi trường.
Câu 13:
Lũ quét thường xảy ra ở
Chọn C
Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi của nước ta, đặc biệt tại vùng núi phía Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam chủ yếu do khu vực miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, một số nơi mất lớp phủ thực vật và bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn.
Câu 14:
Ở khu vực nào sau đây của nước ta chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão?
Chọn B
Ở nước ta, vùng ven biển miền Trung là vùng thường xuyên và trực tiếp chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các cơn bão -> Đây là vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất về người và của từ các cơn bão.
Câu 15:
Khu vực nào sau đây ở nước ta chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất hiện nay?
Chọn A
Hiện nay vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng nguyên nhân chủ yếu do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc nên khó thoát nước và mật độ xây dựng cao.
Câu 16:
Phòng chống thiên tai là quá trình bao gồm các hoạt động nào sau đây?
Chọn A
Phòng chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Câu 17:
Vùng nào sau đây của nước ta có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất?
Chọn B
Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là khu vực cực Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Khô hạn kéo dài 5 - 6 tháng (tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, tháng 2, 3) khiến vùng này có hiện tượng hoang mạc hóa diễn ra mạnh mẽ với những bãi cát kéo dài 20km.
Câu 18:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long do
Chọn B
Nguyên nhân chủ yếu vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt do vùng này không có đê ngăn lũ như vùng Đồng bằng sông Hồng nên mỗi khi có lũ thì ngập lụt diễn ra trong diện rộng.
Câu 19:
Hiện tượng sương muối xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây của nước ta?
Chọn C
Hiện tượng sương muối xảy ra nhiều nhất ở khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam. Đây là khu vực có độ cao lớn, khí hậu lạnh vào mùa đông và thường xuất hiện sương muối khi nhiệt độ ban đêm giảm sâu. Một số khu vực nổi bật hay gặp hiện tượng này như Hà Giang, Sa Pa, Mẫu Sơn,… Những khu vực này có điều kiện địa hình và khí hậu thuận lợi cho sự hình thành sương muối, đặc biệt là trong các tháng mùa đông khi nhiệt độ giảm mạnh.
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây đúng với hậu quả của lũ đối với các ngành kinh tế?
Chọn B
Lũ lụt là một trong những thiên tai nguy hiểm nhất ở Việt Nam có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Gây thiệt hại về người và tài sản, nhà cửa bị ngập lụt, đồ đạc bị hư hỏng; dịch bệnh phát sinh.
- Gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng: các hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn; giao thông bị cản trở; hệ thống cung cấp nước sạch bị nhiễm bẩn. Ở vùng ven biển nước bị nhiễm mặn.
- Gây thiệt hại cho các ngành kinh tế: gia súc, gia cầm bị chết gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi; mùa màng có thể bị mất trắng. Lũ lụt kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch mùa vụ. Một số ngành công nghiệp bị ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, nhất là công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm. Hoạt động dịch vụ cũng bị đình trệ ở vùng lũ lụt.
- Gây thiệt hại về môi trường: nước lũ cuốn theo rác thải, nước thải, xác động vật phân hủy gây ô nhiễm môi trường.
Câu 21:
Thiên tai nào sau đây có nguồn gốc khí tượng thủy văn?
Chọn B
Thiên tai ở nước ta có nhiều loại hình, trong đó phổ biến là:
- Thiên tai có nguồn gốc khí tượng thuỷ văn như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối.
- Thiên tai có nguồn gốc địa chất địa mạo như động đất, sóng thần, sạt lở đất, sụt lún đất,...
- Thiên tai có nguồn gốc sinh vật như thuỷ triều đỏ, sinh vật gây hại, dịch bệnh.
Câu 22:
Xâm nhập mặn xảy ra nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
Chọn C
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 4%o trở lên xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nơi xảy ra xâm nhập mặn nhiều nhất ở nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô.
Câu 23:
Tác động của xâm nhập mặn là
Chọn A
Tác động của xâm nhập mặn là gây thiếu nước ngọt cho sản xuất và đời sống, làm biến đổi tính chất của đất, nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản,...
Câu 24:
Nguyên nhân tự nhiên gây ra thiên tai do các quá trình
Chọn A
Nguyên nhân tự nhiên gây ra thiên tai do các quá trình nội sinh và ngoại sinh.
- Các quá trình nội sinh xảy ra nhờ nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất làm di chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra động đất, sóng thần,...
- Các quá trình ngoại sinh xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất nhờ nguồn năng lượng mặt trời làm trạng thái của khí quyển, thuỷ quyển thay đổi không ngừng theo không gian và thời gian. Các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt,…
Câu 25:
Việc con người tàn phá rừng và vận chuyển các loài sinh vật ngoại lai xâm hại không gây ra hậu quả nào sau đây?
Chọn B
Tàn phá rừng và vận chuyển các loài sinh vật ngoại lai xâm hại chủ yếu gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc xuất hiện nhiều loài mới thường không phải là hậu quả trực tiếp của những hành động này mà liên quan đến sự phát triển và khám phá khoa học.
Câu 26:
Trong vùng áp thấp, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi không khí bốc lên cao và lạnh đi?
Chọn B
Áp thấp nhiệt đới hình thành từ vùng nước biển nhiệt đới, có nhiệt độ nước mặt cao (trên 26°C), không khí nóng, ẩm bốc lên hình thành tại đó một vùng áp thấp có áp suất thấp hơn rất nhiều so với xung quanh. Không khí ở xung quanh chuyển động hướng về tâm vùng áp thấp gây nên gió xoáy rất mạnh -> Trong vùng áp thấp, không khí bốc lên cao, lạnh đi, ngưng tụ lại thành bức tường mây dày đặc tạo ra những cơn mưa rất lớn.
Câu 27:
Nguyên nhân lũ quét thường xảy ra ở miền núi không phải do
Chọn D
Lũ quét thường xảy ra ở miền núi của nước ta chủ yếu do địa hình miền núi bị cắt xẻ mạnh, địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật và mưa lớn tập trung theo mùa -> Bề mặt địa hình dễ bị phong hóa, bóc mòn và rửa trôi.
Câu 28:
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường là nguyên nhân gây ra hiện tượng nào sau đây?
Chọn D
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên có triều cường, làm cho nước biển dâng cao kết hợp mùa mưa tập trung với lượng nước lớn -> Gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng.
Câu 29:
Nguyên nhân gây ngập úng trên diện rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long là do
Chọn C
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên có triều cường, làm cho nước biển dâng cao kết hợp mùa mưa tập trung với lượng nước lớn -> Gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng.
Câu 30:
Ngày nay, chúng ta dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão là nhờ vào
Chọn C
Các thiết bị vệ tinh khí tượng hiện nay đã giúp chúng ta dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão -> Chúng ta dễ dàng đưa ra những giải pháp, phương hướng để phòng - tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.