Trắc nghiệm Địa lý 12 CTST Bài 16. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp có đáp án
-
62 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nước ta đang thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng
Chọn B
Nước ta đang thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Câu 2:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
Chọn A
Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành công nghiệp then chốt. Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển.
Câu 3:
Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
Chọn B
Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng. Sự chuyển dịch này phù hợp với đặc điểm phát triển của từng ngành công nghiệp; đồng thời tăng cường tính liên kết và hợp tác trong phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 4:
Các khu công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
Chọn A
Các khu công nghiệp phân bố tập trung ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hai vùng này chiếm hơn 50% số khu công nghiệp cả nước (năm 2021).
Câu 5:
Khu công nghệ cao nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
Chọn D
Các khu công nghệ cao cũng đã được hình thành ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX như Khu công nghệ cao Hoà Lạc (ở Hà Nội), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Câu 6:
Khu vực nào sau đây ở nước ta có ngành công nghiệp kém phát triển nhất hiện nay?
Chọn B
Khu vực miền núi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt vận tải), địa hình hiểm trở khó khăn cho giao lưu đi lại và xây dựng các công trình nhà máy -> khó khăn cho phát triển công nghiệp.
Câu 7:
Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở
Chọn B
Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Câu 8:
Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm phù hợp với
Chọn A
Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
Câu 9:
Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
Chọn C
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức của nước ta. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế.
Câu 10:
Ở Nam Bộ không có trung tâm công nghiệp nào sau đây?
Chọn A
Ở Nam Bộ nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,… Còn Hà Nội là trung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Bộ.
Câu 11:
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta không bao gồm có
Chọn D
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta gồm có các nhóm công nghiệp khai khoáng (5 ngành); nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (24 ngành); nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (1 ngành) và nhóm công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải (4 ngành).
Câu 12:
Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng nào sau đây?
Chọn A
Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất Duyên hải miền Trung. Ngoài ra, khu vực này còn có một số trung tâm công nghiệp lớn như Thanh Hóa, Quy Nhơn, Nha Trang, Huế,…
Câu 13:
Theo cách phân loại hiện hành, nhóm công nghiệp chế biến và chế tạo của nước ta có
Chọn D
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta gồm có các nhóm công nghiệp khai khoáng (5 ngành); nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (24 ngành); nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (1 ngành) và nhóm công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải (4 ngành).
Câu 14:
Ngành công nghiệp phân bố phân tán và rời rạc ở khu vực nào sau đây?
Chọn D
Ở các khu vực miền núi, ngành công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán và rời rạc. Điều đó thể hiện rất rõ ở vùng Tây Bắc, các tỉnh giáp biên giới có địa hình cao,…
Câu 15:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ hai cả nước, sau vùng nào sau đây?
Chọn B
Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay (chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước), tiếp theo đến là vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 16:
Trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất ở vùng Duyên hải miền Trung?
Chọn B
Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn nhất Duyên hải miền Trung với giá trị công nghiệp từ 50 - 100 nghìn tỉ đồng. Các trung tâm còn lại đều có giá trị dưới 50 nghìn tỉ đồng năm 2021.
Câu 17:
Khu công nghệ cao nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Chọn B
Các khu công nghệ cao cũng đã được hình thành ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX như Khu công nghệ cao Hoà Lạc (ở Hà Nội), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Câu 18:
Các khu công nghệ cao tập trung chủ yếu ở
Chọn C
Các khu công nghệ cao phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn. Một số khu công nghệ cao tiêu biểu như Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Câu 19:
Lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay là
Chọn B
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mỗi tăng bổ sung thêm khoảng 1 triệu người và chất lượng lao động của nước ta ngày càng được nâng lên -> Nguồn lao động vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn, vừa là một thế mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài và là lợi thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, giá nhân công rẻ.
Câu 20:
Vùng nào sau đây ở nước ta có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay?
Chọn C
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay (chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước với các trung tâm công nghiệp nổi bật là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa,…).
Câu 21:
Ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng
Chọn A
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng của nhóm ngành chế biến, chế tạo. Xu hướng này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức của nước ta.
Câu 22:
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do
Chọn D
Do tác động của yếu tố thị trường, đường lối - chính sách mở cửa và hội nhập của nhà nước. Đồng thời, theo xu hướng chung của thế giới - hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa,… nên cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có những chuyển biến tích cực để phù hợp và theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực, trên thế giới.
Câu 23:
Một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là
Chọn C
Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp trước hết là xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
Câu 24:
Vấn đề cấp bách đặt ra trong phát triển ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là
Chọn C
Sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp thường sẽ gây ra nhiều hậu nghiêm trọng về tài nguyên và môi trường. Đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp hóa chất,… chính vì vậy, vấn đề được đặt ra cấp bách trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm môi trường.
Câu 25:
Các hoạt động công nghiệp tập trung thường gắn liền với
Chọn D
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố như tài nguyên thiên nhân, nguồn lao động, thị trường, vị trí thuận lợi,… nhưng những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ,… Ví dụ: Quảng Ninh có nhiều khoáng sản than nên nhiệt điện, khai thác - chế biến than phát triển,….