IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa lý 12 CTST Bài 9: Đô thị hóa có đáp án

Trắc nghiệm Địa lý 12 CTST Bài 9: Đô thị hóa có đáp án

Trắc nghiệm Địa lý 12 CTST Bài 9: Đô thị hóa có đáp án

  • 26 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành

Xem đáp án

Chọn D

Dựa trên các tiêu chí về vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan, đô thị nước ta được phân thành 6 loại: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.


Câu 2:

Hai đô thị đặc biệt của nước ta là

Xem đáp án

Chọn C

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt của Việt Nam.


Câu 3:

Hiện nay, đô thị nào sau đây ở nước ta có diện tích lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn A

Hà Nội là đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay và không ngừng được mở rộng ra vùng ngoài thành. Hiện nay, Hà Nội có diện tích là 3 360 km2.


Câu 4:

Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở khu vực nông thôn do

Xem đáp án

Chọn C

Quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm với hàng nghìn năm mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn ở mức thấp. Vì vậy, phần lớn dân cư ở nước ta vẫn chủ yếu sống ở các vùng nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số).


Câu 5:

Thành phố nào sau đây ở nước ta trực thuộc tỉnh?

Xem đáp án

Chọn C

Các thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình.


Câu 6:

Đô thị hóa ở nước ta hiện nay

Xem đáp án

Chọn A

Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng (năm 2021 chiếm 37,1%). Không gian đô thị phân bố rộng khắp nước ta, không gian đô thị được mở rộng (đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,…). Đồng thời, nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị tạo mối liên kết trong mỗi vùng. Lối sống thành thị ngày càng phổ biến trong quá trình đô thị hóa.


Câu 7:

Hậu quả của đô thị hóa tự phát không phải là

Xem đáp án

Chọn D

Đô thị hóa tự phát là sự di dân tự do, ồ ạt từ nông thôn ra thành thị -> quá trình di dân này thiếu quy hoạch khoa học, không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương -> Dân cư tập trung quá đông tại một địa điểm -> nảy sinh nhiều vấn đề về nhà ở, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường, mất trật tự xã hội.


Câu 8:

Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Đặc điểm của đô thị hóa nước ta là

- Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Mạng lưới đô thị ngày càng mở rộng và thay đổi chức năng.


Câu 9:

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.


Câu 10:

Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn C

Đối với sự phát triển kinh tế quá trình đô thị hóa góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Các đô thị đóng góp lớn vào GDP của vùng, hình thành các cực tăng trưởng kinh tế, thu hút các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.


Câu 11:

Nhận định nào sau đây đúng khi nói đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới hiện nay?

Xem đáp án

Chọn C

Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là số dân thành thị có xu hướng tăng nhanh với mạng lưới đô thị ngày càng được mở rộng (phát triển các đô thị vệ tinh). Đồng thời, dân cư tập trung ngày càng tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn (điều này thể hiện rõ ở các quốc gia đang phát triển và mới phát triển); ngoài ra do ảnh hưởng của đô thị hóa nên lối sống thành thị cũng ngày càng phổ biến rộng rãi.


Câu 12:

Vùng nào sau đây ở nước ta có dân số đô thị lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn B

Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là vùng Đông Nam Bộ với 12,2 triệu người (2021), vùng tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng với 8,7 triệu người (2021).


Câu 13:

Vùng nào sau đây ở nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

Xem đáp án

Chọn B

Năm 2021, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có số lượng đô thị nhiều nhất (158 đô thị), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (154 đô thị) và Đồng bằng sông Hồng (140 đô thị).


Câu 14:

Các đô thị trực thuộc Trung ương ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn C

Về phương diện quản lí, cấp Trung ương quản lí Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Cấp tỉnh quản lí các thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại I, loại II, loại III) và thị xã (đô thị loại III, loại IV). Cấp huyện quản lí các thị trấn (đô thị loại IV, loại V).


Câu 15:

Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Chọn B

Dựa trên các tiêu chí về vị trí, chức năng, vai trò; quy mô và mật độ dân số; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan, đô thị nước ta được phân thành 6 loại: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt của Việt Nam.


Câu 16:

Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp do

Xem đáp án

Chọn B

Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp (khoảng 37% năm 2021) chủ yếu do quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra còn chậm, không gian đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Ngoài ra, còn do tâm lí người dân sống quen ở các khu vực nông thôn từ trước.


Câu 17:

Nước ta phân thành các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh là dựa vào phương diện nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn B

Về phương diện quản lí, cấp Trung ương quản lí Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Cấp tỉnh quản lí các thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại I, loại II, loại III) và thị xã (đô thị loại III, loại IV). Cấp huyện quản lí các thị trấn (đô thị loại IV, loại V).


Câu 18:

Biểu hiện rõ rệt nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là

Xem đáp án

Chọn D

Về sức ép của gia tăng dân số nhanh sẽ tác động đến kinh tế. Từ đó làm giảm GDP bình quân đầu người.


Câu 19:

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã làm nảy sinh ra các vấn đề nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Quá trình đô thị hoá ở nước ta đã nảy sinh những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, an ninh trật tự xã hội. Đặc biệt là các tệ nạn xã hội (mại dâm, thất nghiệp, ma túy,…) và ô nhiễm nặng nề về môi trường (nước, không khí,…) ở các đô thị.


Câu 20:

Các đô thị nào sau đây của nước ta có chức năng tổng hợp?

Xem đáp án

Chọn B

- Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa - giáo dục, hành chính- chính trị của cả nước (tập trung nhiều khu công nghiệp,công ty, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa - chính trị lớn (nhà hát lớn, lăng chủ tịch, trụ sở các Bộ ngành, cơ quan Chính phủ).

- Tương tự, TP. HCM cũng là trung tâm kinh tế rất lớn của cả nước, là đô thị đặc biệt, tập trung nhiều trường ĐH lớn, bệnh viện TW, các trung tâm văn hóa du lịch lớn (Dinh Thống nhất, nhiều nhà hát, bảo tàng, là nơi có hoạt động giải trí sôi động nhất cả nước).

-> Hai thành phố này có chức năng tổng hợp.


Bắt đầu thi ngay