Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng có đáp án

Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng có đáp án

Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng có đáp án

  • 82 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở

Xem đáp án

Chọn A

Công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Sản lượng than khai thác của vùng năm 2021 là 45,3 triệu tấn (chiếm hơn 90% của cả nước).


Câu 2:

Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục phát triển dựa trên cơ sở

Xem đáp án

Chọn B

Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục phát triển dựa trên cơ sở nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các cơ sở lớn tập trung ở Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên.


Câu 3:

Số lượng khu công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 cả nước, sau vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Số lượng khu công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 cả nước, sau vùng Đông Nam Bộ. Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Từ Sơn, Hạ Long,…


Câu 4:

Vùng nào sau đây ở nước ta có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước?

Xem đáp án

Chọn A

Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh,... Các trung tâm công nghiệp của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hạ Long.


Câu 5:

Cảng hàng không quốc tế không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Chọn D

Giao thông đường hàng không phát triển nhanh. Đồng bằng sông Hồng có 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng) và Vân Đồn (Quảng Ninh).


Câu 6:

Các trung tâm du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Chọn A

Các điểm du lịch nổi tiếng là vịnh Hạ Long, Tràng An, Cát Bà, Cúc Phương,... Các trung tâm du lịch lớn là Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng.


Câu 7:

Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên nước ngọt phong phú chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn D

Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên nước ngọt phong phú chủ yếu là do có hai hệ thống sông lớn (sông Hồng và sông Thái Bình). Ngoài ra, khu vực này còn có nguồn nước ngầm phong phú.


Câu 8:

Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn B

Đồng bằng sông Hồng bao gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh: Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Diện tích của vùng là 21,3 nghìn km2 (năm 2021).


Câu 9:

Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn D

Vùng giáp với nước láng giềng Trung Quốc, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng lớn thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo, quần đảo như Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng),...


Câu 10:

Về tự nhiên, vùng Đồng bằng sông Hồng có hạn chế chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Hạn chế chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng về tự nhiên là

- Hằng năm, vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ.

- Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng ngày càng phức tạp hơn.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đô thị lớn đang trở thành sức ép trong phát triển bền vững.


Câu 11:

Về kinh tế - xã hội, vùng Đồng bằng sông Hồng không có hạn chế chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Hạn chế chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng về kinh tế - xã hội là

- Số dân đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Cơ sở hạ tầng ở một số nơi quá tải, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường trong và ngoài nước còn nhiều biến động.


Câu 12:

Về kinh tế - xã hội, vùng Đồng bằng sông Hồng có hạn chế chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Hạn chế chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng về kinh tế - xã hội là

- Số dân đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Cơ sở hạ tầng ở một số nơi quá tải, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường trong và ngoài nước còn nhiều biến động.


Câu 13:

Về tự nhiên, vùng Đồng bằng sông Hồng không có hạn chế chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Hạn chế chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng về tự nhiên là

- Hằng năm, vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ.

- Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng ngày càng phức tạp hơn.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đô thị lớn đang trở thành sức ép trong phát triển bền vững.


Câu 14:

Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Chọn A

Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là bình quân đất canh tác trên đầu người của vùng ngày càng giảm do dân số ngày càng đông và diện tích đất bị chuyển sang mục đích khác (xây dựng, công nghiệp,…).


Câu 15:

Loại đất nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn A

Vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa (70%), màu mỡ nhất là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng.


Câu 16:

Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với

Xem đáp án

Chọn D

Vùng giáp với nước láng giềng Trung Quốc, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng lớn thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo, quần đảo như Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng),...


Câu 17:

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn A

Đồng bằng sông Hồng bao gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh: Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Diện tích của vùng là 21,3 nghìn km2 (năm 2021).


Câu 18:

Để giải quyết tốt vấn đề lương thực, vùng Đồng bằng sông Hồng cần

Xem đáp án

Chọn B

Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta -> Để đảm bảo lương thực phục vụ nhu cầu người dân trong vùng cần đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng và thay đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân.


Câu 19:

Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư - lao động của Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Chọn A

Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào với trình độ chuyên môn ngày càng cao (số dân có trình độ chuyên môn đông). Đây cũng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước, năm 2021 là 1 091 người/km2, gấp 3,7 lần so với trung bình cả nước.


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây không đúng với biểu hiện của sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn A

Chú ý cụm từ “sức ép của dân số” -> Dân số ở Đồng bằng sông Hồng đông nên có sức ép lớn đến việc làm, lương thực thực phẩm, diện tích đất ở, bình quân lương thực, sức ép đối với tài nguyên và môi trường, trật tư an ninh xã hội.


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số và lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn D

Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào với trình độ chuyên môn ngày càng cao (số dân có trình độ chuyên môn đông). Lao động của vùng có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động sản xuất, nhạy bén và tiếp thu nhanh khoa học - kĩ thuật hiện đại.


Câu 22:

Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn D

Đồng bằng sông Hồng bao gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh: Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Diện tích của vùng là 21,3 nghìn km2 (năm 2021).


Câu 23:

Nhân tố nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi của vùng Đồng bằng sông Hồng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

Xem đáp án

Chọn D

Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển, nguồn lao động chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tốt với nhiều trung tâm công nghiệp - dịch vụ lớn. Vùng có một số loại khoáng sản có giá trị để phát triển công nghiệp.


Câu 24:

Thuận lợi của dân số đông ở Đồng bằng sông Hồng đối với phát triển kinh tế là

Xem đáp án

Chọn B

Dân số đông đem lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, đặc biệt là những ngành cần nhiều lao động. Đồng thời, dân số đông nên nhu cầu tiêu dùng lớn tạo nên thị trường tiêu thụ nội vùng rất mạnh -> Dân số đông vừa đem lại nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn.


Câu 25:

Vùng nào nước ta có dân số đông nhất?

Xem đáp án

Chọn C

Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất cả nước. Năm 2021, số dân của vùng là 23,2 triệu người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,07%.


Câu 26:

Vùng nào nước ta có mật độ dân số lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn C

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, năm 2021 là 1 091 người/km2, gấp 3,7 lần so với trung bình cả nước.


Câu 27:

Đất đai ở vùng Đồng bằng sông Hồng thuận lợi hình thành vùng chuyên canh

Xem đáp án

Chọn A

Phần lớn diện tích của vùng là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có đất phù sa màu mỡ thuận lợi để quy hoạch vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm.


Câu 28:

Khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Hồng thuận lợi phát triển

Xem đáp án

Chọn D

Vùng Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa trung bình năm từ 1 500 đến 2 000 mm; trong năm có một mùa đông lạnh (2 đến 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C), thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới và trồng cây ưa lạnh trong vụ đông.


Câu 29:

Vùng nào sau đây có lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo cao nhất cả nước?

Xem đáp án

Chọn A

Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 50% tổng số dân của vùng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước (37,0% tổng lao động của vùng năm 2021).


Câu 30:

Phát biểu nào sau đây đúng với công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn C

Công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng phát triển sớm. Giá trị sản xuất công nghiệp cao và tăng nhanh, chiếm trên 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (năm 2021). Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng. Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao,…


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương