Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 4)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 4)
-
1522 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc
Đáp án: A
Giải thích: Miền Bắc đón gió ĐB làm nền nhiệt mùa đông hạ thấp, lạnh giá nên biên độ nhiệt năm lớn. Trong khi đó, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm nên biên độ nhiệt năm nhỏ.
Câu 2:
Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của yếu tố nào dưới đây?
Đáp án: A
Giải thích: Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng thay đổi ⇒ sự thay đổi về khí hậu theo đai cao ⇒ khí hậu thay đổi kéo theo sự biến đổi của các thành phần tự nhiên khác (sinh vật, đất..).
Câu 3:
Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào của nước ta?
Đáp án: B
Giải thích: Đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở độ cao trên 2600 m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi thuộc Tây Bắc.
Câu 4:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do
Đáp án: A
Giải thích: Do hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15 vĩ độ đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
Câu 5:
Phạm vi của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc, nguyên nhân chính là do
Đáp án: A
Giải thích: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lại ở độ cao cao hơn ở miền Bắc vì:
- Miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô), nằm ở gần chí tuyến hơn, lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa nên chỉ cần tới ngưỡng 600-700m đã tới giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.
- Miền Nam quanh năm chịu tác động của khối khi nóng lại nằm gần xích đạo hơn lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Nam là cận xích đạo gió mùa nên cần tới 900-1000m mới đạt giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.
Câu 6:
So với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có
Đáp án: C
Giải thích: Hà Nội thuộc lãnh thổ phía Bắc có khí hậu nhiệt đới nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh nên có biên độ nhiệt năm lớn, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
Câu 7:
Nét đặc trưng của khí hậu miền đông Trường Sơn là
Đáp án: A
Giải thích: Lũ tiểu mãn là loại lũ do mưa rào vào thời kỳ tiết tiểu mãn (cuối tháng 5) hàng năm gây ra. Lũ tiểu mãn hình thành liên quan tới hoạt động, di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới và là một nét đặc trưng của khí hậu miền đông Trường Sơn.
Câu 8:
Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới là do
Đáp án: A
Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) nên có sự phân hóa đai cao rõ rệt nhất, là khu vực duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao ⇒ có khả năng canh tác cây trồng của cả vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
Câu 9:
Loại rừng nào sau đây không phải là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt?
Đáp án: D
Giải thích: Hệ sinh thái rừng lá kim chỉ phát triển mạnh ở vùng có khí hậu ôn đới và ở nước ta, rừng lá kim phát triển ở đai ôn đới gió mùa trên núi (chỉ có ở vùng núi Tây Bắc – Trên dãy núi Hoàng Liên Sơn).
Câu 10:
Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”. Đó là đặc điểm của vùng
Đáp án: D
Giải thích: Nam Trung Bộ và Nam Bộ là miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
Câu 11:
Nhận định nào dưới đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa?
Đáp án: D
Giải thích: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa có động thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm và có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ ⇒ Ý D sai.
Câu 12:
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của
Đáp án: C
Giải thích: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi:
- Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió Đông Bắc ⇒ mùa đông lanh giá, kéo dài.
- Tây Bắc nhờ có dãy HLS cao đồ sộ, hướng TB – ĐN ngăn cản ảnh hưởng của gió ĐB sang phía Tây ⇒ mùa đông đỡ lạnh hơn.
Câu 13:
Vì sao Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới?
Đáp án: C
Giải thích: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới là do có địa hình núi cao (từ 2600m trở lên). Ở độ cao này xuất hiện đai ôn đới gió mùa trên núi và các loài động – thực vật ôn đới như rêu, địa y,…
Câu 14:
Đặc điểm nào dưới đây là điểm khác nhau cơ bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với miền Bắc, Đông Bắc và miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ?
Đáp án: D
Giải thích: Do chịu tác động của yếu tố khí hậu, địa hình và bề mặt đệm nên sự khác nhau cơ bản giữa các miền địa hình là đặc điểm khí hậu.
Câu 15:
Giải thích vì sao đất đồi núi tốt nhất ở đai nhiệt đới gió mùa là đất feralit nâu đỏ?
Đáp án: A
Giải thích: Do phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi nên đất feralit nâu đỏ trong đai nhiệt đới gió mùa là loại đất tốt nhất. Loại đất này tập trung chủ yếu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đặc biệt là vùng Tây Nguyên.