Thứ sáu, 19/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (Phần 3)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (Phần 3)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (Phần 3)

  • 2494 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, ta thấy Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.


Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

- B2. Căn cứ vào Atlat trang 4 -5 (Bản đồ hành chính), đối chiếu và xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang ⇒ Xác định được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình.


Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết sông Cả đã bồi đắp nên đồng bằng nào?

Xem đáp án

Đáp án: B

Hướng dẫn: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này. Ta thấy, đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông Cả bồi đắp.


Câu 4:

Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?

Xem đáp án

Đáp án: B

Hướng dẫn: Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ,…


Câu 5:

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Ý A: đồi núi thấp → Sai, vì Tây Bắc là vùng núi cao.

- Ý B: hướng nghiêng TB – ĐN → Đúng, vì cả hai vùng đều được nâng cao ở phía Bắc và Tây Bắc, đồng bằng ven biển phía ĐN.

- Ý C: nhiều cao nguyên sơn nguyên → Sai , vì ĐBắc không có sơn nguyên.

- Ý D: khối núi cao, đồ sộ → Sai, vì ĐB là vùng núi thấp.


Câu 6:

Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.


Câu 7:

Đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình chủ yếu là đồi núí có tác động đến nhiều yếu tố, cụ thể:

- Địa hình đồi núi (hướng địa hình) + gió mùa ⇒ thiên nhiên phân hóa sâu sắc theo độ cao, đông tây, bắc nam. ⇒ phân hóa khí hậu, đất đai, sinh vật giữa các vùng.

- Đồi núi thấp góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đồi núi chia cắt manh + mưa lớn → làm phong phú thêm mạng lưới sông ngòi.

- Đồi núi cung cấp nhiều tài nguyên: khoáng sản, lâm sản, động thực vật quý,…


Câu 8:

Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m chiếm đến 85% diện tích tự nhiên) và các dãy núi có hai hướng chủ yếu là hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng Cung. Chính độ cao địa hình và hướng các dãy núi đã góp phần tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.


Câu 9:

Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ nên kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc đai nhiệt đới gió mùa (giới hạn đến 600 – 700m ở miền Bắc và 800 – 900m ở miền Nam. Nước ta ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu là núi thấp ⇒ cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp chiếm ưu thế.


Câu 10:

Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đai nhiệt đới gió mùa có giới hạn đến 600 -700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam ⇒ Vì vậy đia hình 85% là đồi núi thấp (dưới 1000m) giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.


Câu 11:

Giải thích vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: 

- Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc đai nhiệt đới gió mùa (giới hạn đến 600 – 700 m ở miền Bắc và 800 - 900m ở miền Nam.

- Nước ta ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu là núi thấp.

⇒ cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa chiếm ưu thế.


Câu 12:

Giải thích vì sao địa hình nước ta có sự phân bậc và có nhiều núi trẻ?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo. Các vận động tạo núi diễn ra với nhiều đợt, cường độ khác nhau nên vùng núi nước ta trẻ lại và có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.


Câu 13:

Tại sao thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các đặc điểm của biển Đông (Biển Đông là một biển rộng, là biển tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền với vùng biển.


Câu 14:

Vì sao biển Đông là một trong những “điểm nóng” hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Biển Đông là một vùng biển giàu có về tài nguyên khoáng sản (dầu, khí, muối,…), tài nguyên sinh vật (các loài cá, tôm, mực, sinh vật phù su,…) và là một vùng biển có vị trí chiếm lược quan trọng về hàng hải quốc tế, biển chung của nhiều nước nên luôn là nơi tranh chấp của các nước trong khu vực  là một trong những điểm nóng trong những năm gần đây.


Câu 15:

Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung không có đặc điểm nào dưới đây? có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Đồng bằng ven biển miền Trung hình thành chủ yếu do phù sa biển bồi đắp nên nghèo, nhiều cát và ít phù sa.


Câu 16:

Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Địa hình đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh thổ địa nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông và đó cũng là trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.


Câu 17:

Vì sao việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái cho vùng đồng bằng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng chủ yếu là do vùng đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại. Chẳng hạn, lớp phủ vùng đồi núi yếu thì các quá trình xâm thực, bóc mòn diễn ra mạnh và đồng bằng được bồi tụ lượng phù sa rất lớn và ngược lại.


Câu 18:

Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta được thể hiện rõ nét nhất là dưới sự tác động của các quá trịnh ngoại lực (mài mòn, xâm thực, rửa trôi, vận chuyển, bồi tụ,…) thì các vật chất, bùn,… được vận chuyển về bồi tụ ở hạ lưu các con sông, tạo nên những đồng bằng rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,…


Câu 19:

Giải thích tại sao vùng Đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh là do vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, mạng lưới kênh rạch chằng chịt và lại không có đê điều bao bọc như vùng Đồng bằng sông Hồng.


Câu 20:

Vì sao ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Vào mùa cạn, mực nước sông hạ thấp + địa hình thấp, không có đê bao bọc ⇒ Nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền.


Câu 21:

Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Thứ 1: Về mặt phát sinh: ở nước ta, sông lớn mang vật liệu bào mòn từ vùng núi bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Thứ 2: Về vai trò, tác động qua lại:

- Khai thác, bảo vệ tài nguyên vùng núi (ví dụ rừng) giúp:

     + mang lại hiệu quả kinh tế cao (cung cấp gỗ, sinh vật quý băng hiếm..); hạn chế sạt lở, xói mòn, địa hình, lũ quét…ở miền núi.

     + đồng thời: bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế thiên tai lũ lụt cho vùng đồng bằng.

- Vùng núi là thượng nguồn các con sông lớn đổ về đồng bằng hạ lưu sông ⇒ mọi hoạt động khai thác gây ô nhiễm vùng núi đều ảnh hưởng đến miền đồng bằng phía dưới. (ví dụ khai thác khoáng sản).


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương