IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

  • 1084 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là Bình Thuận.


Câu 2:

Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

- Hoàng Sa (thuộc TP. Đà Nẵng).

- Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).


Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích

B1. Nhận dạng kí hiệu cây bông ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 28, kí hiệu cây bông thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận

-> cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận.


Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích

B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Đọc tên các khu kinh tế ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam, gồm:  Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.


Câu 5:

Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú được phát triển mạnh ở các tỉnh (thành phố)

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Nuôi tôm hùm, sú được phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hoà.


Câu 6:

Địa điểm nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế  lớn nhất nước ta?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế  lớn nhất nước ta tại vịnh Vân Phong.


Câu 7:

Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là bờ biển có nhiều vụng, đầm phá => A đúng.

- Chú ý:

+ Các điều kiện về nguồn lợi tôm cá mực, các ngư trường trọng điểm là những thuận lợi cho phát triển đánh bắt thủy sản.

+ Hoạt động chế biến tạo đầu ra thuận lợi và nâng cao giá trị thủy sản nhưng không phải là điều kiện để nuôi trồng thủy sản => Loại đáp án B, C, D.


Câu 8:

Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không phải để

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích

- Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí trung chuyển quan trọng -> nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam góp phần tăng cường sự trao đổi hàng hóa giữa 2 miền Bắc – Nam.

=> Đáp án A, B, C đúng => Loại.

- Việc nâng cấp quốc lộ và đường sắt Bắc - Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở kinh tế trong vùng. Điều này không góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây không đúng với du lịch biển  ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: DHNTB có hoạt động du lịch đa dạng: bao gồm du lịch biển – đảo,du lịch an dưỡng, thể thao.

Bên cạnh các bãi biển đẹp, còn có các đảo nổi tiếng như: Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Qúy (Bình Thuận) => Nhận xét: Phát triển du lịch biển không gắn với du lịch đảo là không đúng.


Câu 10:

Hoạt động nào sau đây không có ý nghĩa lớn đối với việc làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Xác định từ khóa “sự phân công lao động theo lãnh thổ” Phân công lao động theo lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế của vùng => Việc phát triển hệ thống GTVT ở DHNTB (bắc – nam, đông – tây) sẽ tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng -> thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở duyên hải phía Đông và vùng miền núi phía Tây (đặc biệt khu kinh tế cửa khẩu) => Kinh tế phát triển sẽ tạo ra việc làm -> từ đó thu hút lao động và tạo ra sự thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ ở DHNTB.

=> Loại đáp án A, B, C.

- Phát triển khu vực kinh tế ngoài Nhà nước góp phần tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ -> tác động trực tiếp đến sự phân công lao động theo ngành, điều này không có ý nghĩa lớn đối với thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ.


Câu 11:

Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, thông qua các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu (quốc lộ 24, 19, 25, 26).

=> việc phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng sẽ góp phần tăng cường vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ đối với các vùng trên.


Câu 12:

 Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Xác định từ khóa: điều kiện xây dựng “cảng nước sâu” 

- địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh -> là điều kiện để xây dựng cảng biển.

- thềm lục địa sâu sâu, ít bị sa bồi -> thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.

Như vâỵ, đặc điểm địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi giúp duyên hải Nam Trung Bộ hình thành các cảng nước sâu.


Câu 13:

Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: DHNTB là nơi tập trung nhiều bãi tôm bãi cá lớn nhất cả nước, với hai ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa => Vì vậy sản lượng đánh bắt cá ở DHNTB cao hơn ở BTB.


Câu 14:

Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: DHNTB có thế mạnh nổi trổi về phát triển tổng hợp kinh tế biển: tất cả các tỉnh đều giáp biển

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn

-> đánh bắt thủy sản. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá -> nuôi trồng thủy sản.

- Nhiều bãi biển đẹp -> du lịch biển đảo.

- Nhiều vũng vịnh kín gió -> xây dựng cảng nước sâu.

- Khoáng sản biển: titan, cát trắng, muối...-> CN khai khoáng.

=>  Phát triển tổng hợp kinh tế biển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.


Câu 15:

Cho bảng số liệu:

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (Đơn vị: Nghìn ha)

Các tỉnh thành phố

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khanh Hòa

Ninh Thuận

Bình Thuận

Diện tích

0,8

5,6

1,3

4,1

2,7

6,0

1,5

1,9

Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích

- Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển hay sự thay đổi của đối tượng theo thời gian (giá trị tuyệt đối), thời gian thường từ 3 năm trở lên hoặc từ  trên 3 đối tượng.

- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá trị tuyệt đối).

+ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 8 tỉnh (8 đối tượng)

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ => Xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng DHNTB là biểu đồ cột.


Câu 16:

Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Phan Thiết.


Câu 17:

Các nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc vùng Tây Nguyên => Đây không phải là nhà máy thủy điện thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương