Trắc nghiệm Địa lí 12 CTST Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 12 CTST Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm có đáp án
-
209 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vùng tam giác phát triển kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
Chọn C
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển khu vực phía Bắc và kết nối quốc tế.
Câu 2:
Tỉnh nào sau đây ở vùng Bắc Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
Chọn C
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập năm 1997, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004, bổ sung thêm tỉnh Bình Định.
Câu 3:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở vị trí cầu nối giữa
Chọn D
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở vị trí cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, là đầu mối giao thương của các tỉnh phía nam với các vùng trong cả nước và quốc tế thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không.
Câu 4:
Mạng lưới đô thị hạt nhân ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
Chọn C
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có các đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là Thành phố Hồ Chí Minh; mạng lưới đô thị phát triển với hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...
Câu 5:
Tỉnh nào sau đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm?
Chọn A
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm 2009, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.
Câu 6:
Đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
Chọn B
Đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Đà Nẵng.
Câu 7:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cảng hàng không quốc tế nào sau đây?
Chọn C
Các cảng hàng không quốc tế ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng (Thành phố Đà Nẵng),… Ngoài ra, về cơ sở hạ tầng vùng này còn có mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư phát triển, có các tuyến đường huyết mạch đi qua như quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam,...; cảng nước sâu như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định,...
Câu 8:
Tỉnh nào sau đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm?
Chọn D
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm 2009, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.
Câu 9:
Tỉnh nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
Chọn B
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập năm 1997, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Năm 2004, vùng được mở rộng thêm tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Câu 10:
Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
Chọn A
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập năm 1997, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Năm 2004, vùng được mở rộng thêm tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Câu 11:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) là
Chọn C
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập năm 1997, bao gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004, vùng được bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Đến năm 2021, năm tỉnh, thành phố của vùng có diện tích khoảng 28 nghìn km2, số dân là 6,6 triệu người.
Câu 12:
Vấn đề cần giải quyết liên quan đến nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
Chọn A
Vấn đề cần giải quyết liên quan đến nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Câu 13:
Vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây ở nước ta có ít tỉnh, thành phố nhất?
Chọn D
Diện tích của các vùng kinh tế trọng điểm là:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có 7 tỉnh và thành phố với diện tích hơn 15 nghìn km2.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 5 tỉnh và thành phố với diện tích khoảng 28 nghìn km2.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 8 tỉnh và thành phố với diện tích hơn 30 nghìn km2.
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 4 tỉnh và thành phố với diện tích hơn 16 nghìn km2.
Câu 14:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không có các tỉnh và thành phố nào dưới đây?
Chọn A
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập năm 1997, bao gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004, vùng được bổ sung thêm tỉnh Bình Định.
Câu 15:
Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
Chọn B
Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là vùng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất nước.
Câu 16:
Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng
Chọn C
Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.
Câu 17:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đặc điểm nào sau đây?
Chọn B
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có không gian biển rộng, tài nguyên biển phong phú tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển; khoáng sản có cao lanh, cát thủy tinh,... chất lượng tốt; có tiềm năng để phát triển điện gió, điện mặt trời,...
Câu 18:
Các vùng kinh tế trọng nào sau đây có thế mạnh về nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao?
Chọn B
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều có thế mạnh về nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất nước.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, năng động, sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế thị trường.
Câu 19:
Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GRDP của vùng?
Chọn C
Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GRDP của các vùng kinh tế trọng điểm năm 2021 là: Đồng bằng sông Cửu Long (40,9%), phía Nam (40,8%), miền Trung (41,3%) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (43,8%).
Câu 20:
Vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây được thành lập muộn nhất ở nước ta?
Chọn B
Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Còn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (1997), miền Trung (1997) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1998).
Câu 21:
Vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây mới được thành lập năm 2009?
Chọn D
Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Còn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (1997), miền Trung (1997) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1998).
Câu 22:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là cửa ngõ ra biển của các tỉnh
Chọn A
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc. Vùng có hai hành lang và một vành đai kinh tế trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đi qua.
Câu 23:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước chỉ đứng sau vùng nào sau đây?
Chọn D
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có quy mô GRDP, tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước chỉ đứng sau Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có cơ cấu kinh tế của vùng tương đối hài hòa và chuyển dịch theo hướng hiện đại.
Câu 24:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có cảng hàng không quốc tế nào sau đây?
Chọn A
Ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có cảng hàng không quốc tế là Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Vân Đồn (Quảng Ninh),…
Câu 25:
Vị trí địa lí của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ các đầu mối giao thông nào sau đây?
Chọn B
Vị trí địa lí của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quan trọng về đường thủy, đường bộ, đường hàng không của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 26:
Thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
Chọn D
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đóng góp ngày càng lớn vào GDP của cả nước, đạt khoảng 26% (năm 2021). Ngành công nghiệp và xây dựng đóng vai trò chủ đạo, chiếm hơn 40% GRDP toàn vùng (năm 2021). Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành có tỉ trọng lớn nhờ khai thác hiệu quả các thế mạnh và các hoạt động dịch vụ đa dạng, có nhiều trung tâm thương mại quy mô lớn, phát triển mạnh nội thương và ngoại thương.
Câu 27:
Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Chọn A
Nguồn lao động của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là những người lao động cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thủy sản), thích ứng nhanh với sự thay đổi của điều kiện sản xuất và thị trường.
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây không đúng với thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Chọn A
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp hơn 33% GDP cả nước (năm 2021). Trong cơ cấu ngành kinh tế, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn mức trung bình của cả nước. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có trình độ phát triển cao. Vùng có hoạt động thương mại sôi động bậc nhất nước ta.
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây đúng với nguồn lực phát triển ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
Chọn A
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có không gian biển để xây dựng các cảng biển và phát triển dịch vụ hàng hải; có lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà, các bãi biển, danh thắng,… Đây cũng là vùng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất nước và có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng.
Câu 30:
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng đểm miền Trung là
Chọn B
Các ngành kinh tế nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là các ngành kinh tế biển (giao thông vận tải biển, dịch vụ hàng hải, du lịch biển đảo, khai thác thủy sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản); công nghiệp (sản xuất ô tô và xe có động cơ khác, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, năng lượng tái tạo,...).