Câu 2 (0,5 điểm). Những chi tiết cho thấy Ký luôn tìm mọi cách để vươn lên trong học tập.
A.Ký được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về thành tích thi học sinh giỏi toán năm học 1962 – 1963.
B. Ký nghĩ ra cách làm một chiếc thước rộng bản, có chuôi cầm bên trên
C. Ký làm nhiều lần các phép tính nhân chia cộng trừ thật lớn
Chọn đáp án D.
Câu 4 (0,5 điểm). Sau khi đọc câu chuyện Ước mơ học giỏi Toán, em có suy nghĩ gì?
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy cho biết dấu gạch ngang trong những câu văn dưới đây nằm ở đâu? Nêu công dụng của từng dấu gạch ngang:
a. Lu-i Pa-xtơ - một nhà bác học - có rất nhiều đóng góp cho nhân loại.
b. Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh của Việt Nam.
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ước mơ học giỏi toán
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thực hiện khát khao đến trường là cả một hành trình đầy gian nan thử thách. Học tập, sinh hoạt đều bằng đôi chân, nhưng Ký không ngừng chinh phục những ước mơ.
Ở trường, thầy giáo thường kể cho cả lớp nghe tiểu sử các nhà toán học thế giới. Ký vô cùng ấn tượng về ông Pôn-tơ-ra-i-ghin, dù bị mù hai mắt, chỉ tự học nhưng đã trở thành nhà toán học hiện đại nổi tiếng của nước Nga. Trong lòng Ký bỗng bừng sáng ước mơ sẽ học giỏi Toán theo gương ông.
Những năm học cấp Một, Ký học toán rất dở. Mọi công thức, quy tắc, Ký đều thuộc lòng như cháo nhưng kết quả thì cứ đì đẹt mãi, không thể nào ngoi lên được. Ký nhận ra nguyên nhân chính là do Ký viết các con số không rõ ràng. Số 6 nhìn như số 0, số 5 như số 3. Nên khi làm toán, Ký thường vì thế mà lầm lẫn.
Ký để ra một chiến dịch tấn công bắt đầu từ việc tập viết thật rõ ràng những con số từ 0 đến 9. Sau đó, Ký làm nhiều lần các phép tính nhân chia cộng trừ thật lớn, có thử đi thử lại kĩ lưỡng. Sau một thời gian, Ký đã tiến bộ rõ rệt.
Lên cấp Hai, hình học là môn đáng ngại nhất vì phải vẽ hình, song vẫn là môn Ký thích nhất. Ban đầu, Ký phải tập giữ thước bằng ngón chân trái. Nhưng không ổn, vì thước hay bị chệch. Về sau, Ký tập giữ thước bằng gót chân thì khó khăn mới lại nảy ra. Vì chiếc thước nhỏ bản, nên gót chân lại che mất hình. Cuối cùng, Ký nghĩ ra cách làm một chiếc thước rộng bản, có chuôi cầm bên trên. Với sáng kiến này, Ký đã vẽ được những hình khá chuẩn xác.
Cứ thế, môn Toán đã trở thành niềm đam mê của Ký. Ký được dự thi kì thi học sinh giỏi Toán cấp Hai toàn miền Bắc tại thành Nam. Ký được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về thành tích thi học sinh giỏi toán năm học 1962 – 1963.
(Theo tập hồi kí Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký)
Câu 1: (0,5 điểm). Câu chuyện về các nhà toán học nào có tác động tích cực đối với suy nghĩ của Ký?
Câu 6 (2,0 điểm). Chọn từ ngữ phù hợp thay thế cho mỗi chỗ trống để được đoạn văn hoàn chỉnh:
ngoạm / đớp / xơi / chén / ăn
Cùng chỉ một hoạt động nhưng mỗi từ lại dùng trong một trường hợp. Từ ……. nghĩa là tự cho vào cơ thể thức nuôi sống mình. Nhưng khi dùng trang trọng, trong lờ mời chào thì ta lại nên dùng từ …….. Với từ …….. lại cần cân nhắc sử dụng vì nó có nghĩa là há miệng ngoạm nhanh, dùng từ này cho người sẽ không lịch sự.
(Trích “Sự phong phú của Tiếng Việt” - Hồng Mai)
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một em bé đang trong độ tuổi tập nói, tập đi
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, những điều nào dưới đây làm nảy sinh sự sáng tạo của Ký trong quá trình học tập để vượt qua khó khăn?