B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một em bé đang trong độ tuổi tập nói, tập đi
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
A. Mở bài:
- Giới thiệu về em bé định tả (tên, là gì với em: em hay cháu,....)
B. Thân bài:
a) Hình dáng:
- Bé hai tuổi.
- Dáng vóc bụ bẫm.
- Làn da trắng hồng.
- Cặp mắt đen láy, hàng mi cong vút.
- Khuôn mặt bầu bĩnh.
- Hai má phúng phình, có lúm đồng tiền.
- Tóc đen mượt.
- Miệng chúm chím, môi đỏ hồng.
- Tay chân no tròn, có ngấn.
b) Tính nết, hoạt động:
- Biết vâng lời, ít khóc nhè.
- Giọng nói ngọng nghịu.
- Đi chưa vững nhưng thích đi, thích chạy.
- Thích được dẫn đi chơi.
- Thích chơi với búp bê.
C. Kết bài:
- Bé Mai là niềm vui của em
- Em rất yêu quí em gái bé bỏng của mình và mong bé lớn và ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ ông bà,...
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Cu Tí là em bé sống ở bên cạnh nhà em. Bé hiện nay đã được hơn 10 tháng tuổi, đúng vào giai đoạn ê a tập nói rất nhiều.
Cu Tí đáng yêu lắm. Mỗi lần em sang chơi, đều thấy bé đang nằm ngoan trong nôi. Chắc hẳn bé được gia đình yêu thương và quan tâm lắm, vì trông bé bụ bẫm đến vậy mà. Nhìn Tí rất bụ bẫm, cổ tay cổ chân nần nẫn nhưng ngấn. Da bé trắng hồng, mềm mại và mát lắm. Bàn tay, bàn chân bé trắng mềm, nhỏ xíu, có thể nằm trọn trong lòng bàn tay em. Vì vậy mà em thích bắt tay Tí lắm, và chắc bé cũng biết vậy, nên mỗi lần thấy em đều chủ động chìa tay ra cho em nắm lấy. Khuôn mặt của Tí tròn xoe, mới chỉ lưa thưa vài sợi tóc. Mẹ em bảo bé giống bố của bé lắm, nhưng em chẳng nhìn ra giống ở chỗ nào cả. Vì chú Hưng bố cu Tí có gương mặt chữ điền, đường nét góc cạnh và trông nghiêm túc lắm. Còn cu Tí thì có đôi mắt tròn xoe long lanh như mắt chú nai con. Cái mũi nho nhỏ tròn tròn, rồi hai cái mái phúng phính như bánh bao vừa hấp chín. Cái miệng cu Tí đỏ hồng rất đáng yêu. Chẳng lúc nào em thấy cái miệng bé nhỏ đó nghỉ ngơi cả. Lúc thì ê ê a a kể chuyện, lúc thì cười khanh khách khoái chí, lúc thì nhai cái này, ăn cái kia. Thật là chăm chỉ. Vì còn nhỏ, nên cu Tí thường chỉ mặc bỉm hoặc quấn tã, ít khi mặc áo quần lắm. Có một lần cu Tí sang nhà em tham gia sinh nhật của em, thì mới thấy cu mặc bộ áo vest bé xíu trông đáng yêu cực kì.
Cu Tí tuy không phải em ruột của em, nhưng em vẫn rất yêu quý em ấy, Mong rằng cu Tí sẽ lớn lên thật khỏe mạnh và vui vẻ, để sớm được cùng em đi chơi, đi học mỗi ngày.
Câu 4 (0,5 điểm). Sau khi đọc câu chuyện Ước mơ học giỏi Toán, em có suy nghĩ gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Những chi tiết cho thấy Ký luôn tìm mọi cách để vươn lên trong học tập.
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ước mơ học giỏi toán
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thực hiện khát khao đến trường là cả một hành trình đầy gian nan thử thách. Học tập, sinh hoạt đều bằng đôi chân, nhưng Ký không ngừng chinh phục những ước mơ.
Ở trường, thầy giáo thường kể cho cả lớp nghe tiểu sử các nhà toán học thế giới. Ký vô cùng ấn tượng về ông Pôn-tơ-ra-i-ghin, dù bị mù hai mắt, chỉ tự học nhưng đã trở thành nhà toán học hiện đại nổi tiếng của nước Nga. Trong lòng Ký bỗng bừng sáng ước mơ sẽ học giỏi Toán theo gương ông.
Những năm học cấp Một, Ký học toán rất dở. Mọi công thức, quy tắc, Ký đều thuộc lòng như cháo nhưng kết quả thì cứ đì đẹt mãi, không thể nào ngoi lên được. Ký nhận ra nguyên nhân chính là do Ký viết các con số không rõ ràng. Số 6 nhìn như số 0, số 5 như số 3. Nên khi làm toán, Ký thường vì thế mà lầm lẫn.
Ký để ra một chiến dịch tấn công bắt đầu từ việc tập viết thật rõ ràng những con số từ 0 đến 9. Sau đó, Ký làm nhiều lần các phép tính nhân chia cộng trừ thật lớn, có thử đi thử lại kĩ lưỡng. Sau một thời gian, Ký đã tiến bộ rõ rệt.
Lên cấp Hai, hình học là môn đáng ngại nhất vì phải vẽ hình, song vẫn là môn Ký thích nhất. Ban đầu, Ký phải tập giữ thước bằng ngón chân trái. Nhưng không ổn, vì thước hay bị chệch. Về sau, Ký tập giữ thước bằng gót chân thì khó khăn mới lại nảy ra. Vì chiếc thước nhỏ bản, nên gót chân lại che mất hình. Cuối cùng, Ký nghĩ ra cách làm một chiếc thước rộng bản, có chuôi cầm bên trên. Với sáng kiến này, Ký đã vẽ được những hình khá chuẩn xác.
Cứ thế, môn Toán đã trở thành niềm đam mê của Ký. Ký được dự thi kì thi học sinh giỏi Toán cấp Hai toàn miền Bắc tại thành Nam. Ký được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về thành tích thi học sinh giỏi toán năm học 1962 – 1963.
(Theo tập hồi kí Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký)
Câu 1: (0,5 điểm). Câu chuyện về các nhà toán học nào có tác động tích cực đối với suy nghĩ của Ký?
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy cho biết dấu gạch ngang trong những câu văn dưới đây nằm ở đâu? Nêu công dụng của từng dấu gạch ngang:
a. Lu-i Pa-xtơ - một nhà bác học - có rất nhiều đóng góp cho nhân loại.
b. Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh của Việt Nam.
Câu 6 (2,0 điểm). Chọn từ ngữ phù hợp thay thế cho mỗi chỗ trống để được đoạn văn hoàn chỉnh:
ngoạm / đớp / xơi / chén / ăn
Cùng chỉ một hoạt động nhưng mỗi từ lại dùng trong một trường hợp. Từ ……. nghĩa là tự cho vào cơ thể thức nuôi sống mình. Nhưng khi dùng trang trọng, trong lờ mời chào thì ta lại nên dùng từ …….. Với từ …….. lại cần cân nhắc sử dụng vì nó có nghĩa là há miệng ngoạm nhanh, dùng từ này cho người sẽ không lịch sự.
(Trích “Sự phong phú của Tiếng Việt” - Hồng Mai)
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, những điều nào dưới đây làm nảy sinh sự sáng tạo của Ký trong quá trình học tập để vượt qua khó khăn?