Tại sao cùng thổi từ áp cao cận chí tuyến nhưng gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới có tính chất đối nghịch nhau?
a. Do ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến
b. Do ảnh hưởng của các lục địa và đại dương
c. Do ảnh hưởng của áp thấp nơi gió thổi đến
d. Do ảnh hưởng của địa hình nơi gió đi qua
Cùng thổi từ áp cao cận chí tuyến nhưng:
- Gió Tín Phong: loại gió này thổi đến vùng áp thấp xích đạo (nơi có nhiệt độ trung bình cao) dẫn đến hơi nước càng tiến xa độ bão hòa và khiến cho không khí càng trở nên khô hơn.
- Gió Tây Ôn Đới: thổi về áp thấp ôn đới, là vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.
Vậy sự khác nhau này do ảnh hưởng của loại áp thấp nơi gió thổi đến.
Đáp án cần chọn là: c
Trong không khí, thành phần nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với điều hòa khí hậu?
Tại sao các đai khí áp trên Trái Đất phân bố không liên tục và bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt?
Không khí bốc lên cao từ xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên:
Nhân tố nào không ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất?
Tầng nào của khí quyển liên quan hầu hết đến các quá trình tự nhiên trên Trái Đất?
Lớp không khí bao quanh Trái Đất chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi nguồn năng lượng từ:
Nếu chia nhỏ các tầng cao của khí quyển, ta thấy khí quyển gồm bao nhiêu tầng?