32 câu trắc nghiệm Địa lí 10 KNTT Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu có đáp án
32 câu trắc nghiệm Địa lí 10 KNTT Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu có đáp án
-
32 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lớp không khí bao quanh Trái Đất chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi nguồn năng lượng từ:
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 2:
Trong không khí, thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?
Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất của không khí là Nitơ.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 3:
Trong không khí, thành phần nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với điều hòa khí hậu?
Trong không khí, hơi nước chiếm một tỉ lệ nhỏ chỉ dưới 1% nhưng có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu trên Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 4:
Nếu chia nhỏ các tầng cao của khí quyển, ta thấy khí quyển gồm bao nhiêu tầng?
Các tầng cao của khí quyển nếu ta chia nhỏ sẽ gồm 3 tầng: tầng giữa, tầng nhiệt và tầng khuếch tán. Cùng với 2 tầng: đối lưu và bình lưu.
Vậy cấu trúc của khí quyển được chia thành 5 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng khuếch tán.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 5:
Tầng nào của khí quyển liên quan hầu hết đến các quá trình tự nhiên trên Trái Đất?
Tầng đối lưu là nơi xảy ra các hiện tượng thời tiết nắng, mưa, gió, sấm, chớp, ... sự sinh trưởng của sinh vật, sự phong hóa đất đá, ... liên quan hầu hết đến các quá trình tự nhiên trên Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 6:
Tầng đối lưu không có đặc điểm nào sau đây?
Tầng đối lưu có các đặc điểm:
- Nơi xảy ra các hiện tượng mây, mưa, sấm, ...
- Nơi tập trung phần lớn khối lượng không khí
- Nhiệt độ không khí càng lên cao càng giảm
Không có đặc điểm: không khí vận động theo chiều ngang (Trong tầng đối lưu không khí vận động theo chiều thẳng đứng).
Đáp án cần chọn là: b
Câu 7:
Từ xích đạo về hai cực, nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào?
Từ xích đạo về hai cực, nhiệt độ càng giảm, biên độ nhiệt càng lớn.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 8:
Nhân tố nào không ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất?
Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giống nhau phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời (vĩ độ), bề mặt đệm (lục địa hay đại dương), địa hình, ... Không phụ thuộc vào sông ngòi.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 9:
Tại sao khu vực xích đạo có biên độ nhiệt năm nhỏ?
Khu vực xích đạo do quanh năm luôn có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn (90o), bức xạ Mặt Trời nhiều nhất, nhiệt độ cao ổn định quanh năm nên có biên độ nhiệt năm nhỏ.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 10:
Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo độ cao?
Theo quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C. Vậy cứ lên cao 1000m, nhiệt độ sẽ giảm 6 độ C.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 11:
Một nhà thám hiểm leo núi từ độ cao 500m, nhiệt độ lúc đó là 25°C. Hỏi khi anh ta leo đến độ cao 1250m và 1800m, lần lượt nhiệt độ là bao nhiêu?
Theo quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,6°C
Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao 500m và 1250m là: (1250 – 500) : 100 x 0,6 = 4,5°C
Nhiệt độ ở độ cao 1250m là: 25 – 4,5 = 20,5°C
Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao 500m và 1800m là: (1800 – 500) : 100 x 0,6 = 7,8°C
Nhiệt độ ở độ cao 1800m là: 25 – 7,8 = 17,2°C
Đáp án cần chọn là: d
Câu 12:
Đỉnh Fanxipăng cao 4143m, tại đỉnh núi người ta đo được nhiệt độ là 2°C. Hỏi ở độ cao 200m, có nhiệt độ bao nhiêu?
Theo quy luật đai cao, trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6 °C
Độ cao chênh lệch giữa độ cao 200m và đỉnh núi là: 4143 – 200 = 3943 (m)
Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao 200m và đỉnh núi là: 3943 : 0,6 x 100 = 23,6°C
Vậy nhiệt độ ở độ cao 200m là: 23,6 + 2 = 25,6°C
Đáp án cần chọn là: c
Câu 13:
Biết rằng ở chân của một ngọn núi (0 m) có nhiệt độ là 28,6°C. Khi máy thăm dò được đưa đến đỉnh, người ta đo được nhiệt độ là 2,2°C. Hỏi độ cao tuyệt đối của ngọn núi là bao nhiêu?
Theo quy luật đai cao, trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6°C
Nhiệt độ chênh lệch giữa chân núi và đỉnh núi là: 28,6 – 2,2 = 26,4 °C
Độ cao chênh lệch giữa chân núi và đỉnh núi là: 26,4 : 0,6 × 100 = 4400 (m)
Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi là: 4400 – 0 = 4400 (m).
Đáp án cần chọn là: d
Câu 14:
Cho biết độ cao của một đỉnh núi là 3200m, biết rằng ở độ cao 200m, người ta đo được nhiệt độ là 30°C Hỏi đỉnh núi có nhiệt độ là bao nhiêu?
Theo quy luật đai cao, trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6°C
Khoảng cách từ độ cao 200m đến đỉnh là: 3200 – 200 = 3000m
Từ độ cao 200m đến đỉnh núi, nhiệt độ giảm: 3000 : 100 x 0,6 = 18°C
Vậy nhiệt độ trên đỉnh núi là: 30 – 18 = 12°C
Đáp án cần chọn là: b
Câu 15:
Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta thay đổi như thế nào theo vĩ độ?
Nước ta có vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, quanh năm có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, do lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam, cùng ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mà nhiệt độ trung bình năm của nước ta từ Bắc vào Nam có xu hướng tăng dần.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 16:
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự thay đổi nhiệt độ và biên độ nhiệt theo vĩ độ ở bán cầu Nam?
Do sự thay đổi góc nhập xạ, lớn nhất ở xích đạo và nhỏ nhất ở cực nên nhiệt độ trung bình năm có xu hướng giảm dần từ xích đạo đến cực Nam, biên độ nhiệt năm có xu hướng tăng dần.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 17:
Khí áp là gì?
Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt đất.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 18:
Tại sao càng lên cao khí áp càng giảm?
Càng lên cao khí áp càng giảm vì không khí trên cao loãng hơn không khí gần mặt đất, sức nén của không khí nhỏ, nên khí áp giảm
Đáp án cần chọn là: a
Câu 19:
Trên Trái Đất được chia thành bao nhiêu đai khí áp?
Trên Trái Đất có 7 đai khí áp:
- 1 đai áp thấp xích đạo
- 2 đai áp cao cận chí tuyến
- 2 đai áp thấp ôn đới
- 2 đai áp cao cực
Đáp án cần chọn là: d
Câu 20:
Các đai khí áp trên Trái Đất không phân bố như thế nào?
Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố xen kẽ nhau theo vĩ tuyến, đối xứng nhau qua xích đạo nhưng bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Các đai khí áp không phân bố so le nhau theo chiều kinh tuyến.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 21:
Tại sao các đai khí áp trên Trái Đất phân bố không liên tục và bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt?
Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố không liên tục và bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do sự xen kẽ của lục địa và đại dương.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 22:
Không khí chứa nhiều hơi nước ảnh hưởng như thế nào đến khí áp?
Không khí chứa nhiều hơi nước nhẹ hơn không khí khô, vì thế không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 23:
Không khí bốc lên cao từ xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên:
Không khí bốc lên cao từ xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên áp cao cận chí tuyến.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 24:
Tại sao vùng ôn đới hình thành một đai áp thấp?
Không khí từ các đai áp cao cận chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau, bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp ôn đới.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 25:
Gió là sự chuyển động của không khí
Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 26:
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất là:
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: gió Tín Phong (gió Mậu Dịch), gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 27:
Loại gió nào không thổi thường xuyên trên Trái Đất?
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: gió Tín Phong (gió Mậu Dịch), gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực. Gió mùa không phải loại gió thổi thường xuyên, vì loại gió này chỉ hoạt động theo mùa.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 28:
Tại sao cùng thổi từ áp cao cận chí tuyến nhưng gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới có tính chất đối nghịch nhau?
Cùng thổi từ áp cao cận chí tuyến nhưng:
- Gió Tín Phong: loại gió này thổi đến vùng áp thấp xích đạo (nơi có nhiệt độ trung bình cao) dẫn đến hơi nước càng tiến xa độ bão hòa và khiến cho không khí càng trở nên khô hơn.
- Gió Tây Ôn Đới: thổi về áp thấp ôn đới, là vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.
Vậy sự khác nhau này do ảnh hưởng của loại áp thấp nơi gió thổi đến.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 29:
Tại sao mùa đông ở miền Bắc ngoài những ngày rét buốt vẫn có những ngày nắng hanh?
Vào thời kì mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của hai loại gió là gió mùa đông bắc và Tín phong Bắc bán cầu. Khi gió mùa đông bắc suy yếu, Tín phong Bắc bán cầu hoạt động. Với tính chất nóng, khô, loại gió này gây thời tiết nắng, hanh cho các tỉnh phía Bắc.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 30:
Những loại gió thường xuyên xuất hiện ở miền đồi núi là:
Những loại gió thổi thường xuyên ở miền đồi núi là gió núi và gió thung lũng.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 31:
Khu vực nào dưới đây không có sự hoạt động của gió mùa?
Gió mùa hoạt động trong phạm vi khu vực nhiệt đới (Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, đông bắc Ô-xtrây-li-a) và ôn đới (Đông Á, đông nam Hoa Kì).
Không hoạt động ở Tây Nam Á và đông bắc Hoa Kì.
Đáp án cần chọn là: c