Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 33. Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố dịch vụ có đáp án
Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 33. Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố dịch vụ có đáp án
-
281 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cơ cấu dân số có tỉ trọng trẻ em lớn sẽ phát triển lĩnh vực dịch vụ nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Số trẻ em đông đòi hỏi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Vì vậy, nơi có cơ cấu dân trẻ, đặc biệt tỉ lệ trẻ em lớn sẽ xây dựng nhiều các trung tâm y tế và trường học.
Câu 2:
Ở các nước đang phát triển, sự bùng nổ của các dịch vụ là hậu quả của
Hướng dẫn giải
Ở các nước đang phát triển, là những khu vực đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số quá nhanh. Điều này khiến các ngành dịch vụ phục vụ cho người dân phát triển với tốc độ cao như giao thông, thông tin liên lạc, hoạt động buôn bán,… Sự bùng phát của các ngành dịch vụ mà không có định hướng, chiến lược cũng dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với một số quốc gia.
Câu 3:
Ở nhiều nước, ngành dịch vụ được chia thành ba nhóm là
Đáp án đúng là: B
Thông thường, ở nhiều quốc gia, người ta chia dịch vụ thành ba nhóm ngành chính: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ công. Mỗi nhóm ngành tiếp tục được chia thành các ngành thứ cấp. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.
Câu 4:
Ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói” là
Đáp án đúng là: A
Gọi du lịch là ngành công nghiệp vì một số nước có điều kiện tốt và chính sách phù hợp đã phát triển ngành dịch vụ du lịch, đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia chẳng kém gì các ngành công nghiệp với các nhà máy. Hiện nay, mỗi năm tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch dịch vụ trong GDP của tất cả các nước đều có xu hướng gia tăng.
Du lịch như một ngành công nghiệp không khói vì du lịch là một ngành ít gây ô nhiễm môi trường, không thải ra khói công nghiệp trong quá trình hoạt động như các nhà máy và các khu công nghiệp.
Câu 5:
Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?
Đáp án đúng là: D
Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên 60%). Còn ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của dịch vụ thường chỉ dưới 50%. Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn, nhất là các dịch vụ có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế toàn cấu. Các trung tâm lớn nhất là Niu I-ooc, Luân Đôn và Tô-ki-ô.
Câu 6:
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, thu hút vốn đầu tư và hội nhập quốc tế?
Đáp án đúng là: D
Vị trí địa lí có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Vị trí địa lí cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, sự liên kết phát triển,… của ngành dịch vụ.
Câu 7:
Ngành nào sau đây được xếp vào nhóm dịch vụ kinh doanh?
Đáp án đúng là: C
Các dịch vụ kinh doanh gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp…
Câu 8:
Nơi nào sau đây có cả ba loại hình dịch vụ sản xuất, tiêu dùng, công đều phát triển mạnh mẽ?
Đáp án đúng là: B
Ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn các ngành dịch vụ (sản xuất, tiêu dùng và công) đều rất phát triển do dân số đông, các nhu cầu về dịch vụ lớn và hạ tầng đô thị phát triển. Các đô thị lớn hầu hết là các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
Câu 9:
Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến
Đáp án đúng là: A
Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, tạo nên mạng lưới dịch vụ đa dạng.
Câu 10:
Các đô thị thường là các trung tâm dịch vụ lớn, không phải chủ yếu vì nơi đây
Đáp án đúng là: A
Các đô thị thường là các trung tâm dịch vụ lớn là do các khu vực đô thị thường là các trung tâm công nghiệp phát triển, dân số đông nên nhu cầu tiêu dùng rất lớn về các sản phẩm của ngành dịch vụ. Đồng thời, các đô thị thường là các trung hành chính lớn của các quốc gia.
Câu 11:
Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ công?
Đáp án đúng là: B
Người ta thường chia dịch vụ thành ba nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bưu chính viễn thông,…
- Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn, bán lẻ, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch,...
- Dịch vụ công: hành chính công, hoạt động đoàn thể, thủ tục hành chính, vệ sinh môi trường,...
Câu 12:
Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?
Đáp án đúng là: A
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân. Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ cho con người.
Dịch vụ không phải là ngành trực tiếp sản xuất ra của cái vật chất cho xã hội.
Câu 13:
Ngành dịch vụ có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, tham gia vào quá trình vận chuyển nguyên liệu đến nơi sản xuất và từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Ngành dịch vụ tác động đến tài nguyên môi trường thông quá các hoạt động giao thông vận tải,...
Câu 14:
Các hoạt động đoàn thể nằm trong nhóm dịch vụ nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Các dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể…
Câu 15:
Sự phân bố của ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với
Đáp án đúng là: C
Tại những thành phố, đô thị tập trung đông dân cư thường phát triển các hoạt động buôn bán, du lịch, các dịch vụ các nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao,…) để phục vụ nhu cầu của người dân. Ngược lại, vùng dân cư thưa thớt thì các hoạt động buôn bán, vui chơi giải trí kém phát triển. Như vậy, sự phân bố của ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.