IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Địa lý 30 câu trắc nghiệm Địa lí 10 KNTT Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu có đáp án

30 câu trắc nghiệm Địa lí 10 KNTT Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu có đáp án

30 câu trắc nghiệm Địa lí 10 KNTT Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu có đáp án

  • 36 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Gió là sự chuyển động của không khí

Xem đáp án

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 2:

Giải thích hiện tượng thời tiết trong câu thơ sau của nhà thơ Thúy Bắc:

“Trường Sơn Đông

Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt

Bên mưa quây...”

Xem đáp án

Gió mùa mùa hạ với khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam vào nước ta gặp dãy Trường Sơn Bắc cao chắn gió, gây mưa ở sườn đón gió (Tây Trường Sơn) khi gió vượt núi sang Đông Trường Sơn thì trở nên khô nóng, không mưa (gọi là gió phơn Tây Nam hay gió Lào).

Đáp án cần chọn là: a


Câu 3:

Cho một dãy núi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn, biết rằng ở đỉnh núi với độ cao 4000m, nhiệt độ đo được là 2 độ C, ở độ cao x bên sườn đón gió có nhiệt độ là 22,4 độ C, độ cao y bên sườn khuất gió có nhiệt độ là 37,6 độ C. Hỏi độ cao x và y của hai sườn núi lần lượt là?

Xem đáp án

Ta có: x là độ cao cần tìm bên sườn đón gió

         y là độ cao cần tìm bên sườn khuất gió

- Theo quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC.

+ Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là: 22,4 – 2 = 20,4 độ C

+ Khoảng cách chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là:  20,4 : 0,6 × 100 = 3400 (m)

+ Vậy độ cao của x là: 4000 – 3400 = 600 (m)

- Do hiệu ứng phơn, nên sườn khuất gió, trung bình cứ giảm độ cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 1oC.

+ Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao y và đỉnh là: 37,6 – 2 = 35,6 độ C

+ Khoảng cách chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là: 35,6 : 1 × 100 = 3560 (m)

+ Vậy độ cao của y là: 4000 – 3560 = 440 (m)

Đáp án cần chọn là: c


Câu 4:

Loại gió thổi từ áp cao ở khoảng 30o về áp thấp ở khoảng 60olà:

Xem đáp án

Loại gió thổi từ áp cao cận chí tuyến (ở khoảng 30o) về áp thấp ôn đới (ở khoảng 60o) là gió Tây Ôn Đới.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 5:

Tại sao cùng là gió Tín phong nhưng gió Tín phong bán cầu Bắc lại gây mùa khô sâu sắc kéo dài còn Tín phong bán cầu Nam lại gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên?
Xem đáp án

Tín phong Bán cầu Bắc xuất phát từ khối khí chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm), là một vùng áp cao thổi vào nước ta theo hướng đông bắc. Khối khí này khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp, thống trị miền Nam trong suốt mùa đông, gây ra một mùa khô sâu sắc cho miền khí hậu phía Nam.

Tín phong Bán cầu Nam xuất phát từ các áp cao chí tuyến Nam bán cầu, sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn đã nóng và ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 6:

Hướng gió Tín Phong ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt là:

Xem đáp án

- Gió Tín Phong: hướng thổi ở bán cầu Bắc là đông bắc, ở bán cầu Nam hướng đông nam.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 7:

Gió mùa thường hoạt động trong các khu vực nào trên Trái Đất?

Xem đáp án

Gió mùa thường hoạt động ở các khu vực nhiệt đới và ôn đới, nơi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương tương đối lớn.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 8:

Khu vực nào dưới đây không có sự hoạt động của gió mùa?

Xem đáp án

Gió mùa hoạt động trong phạm vi khu vực nhiệt đới (Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, đông bắc Ô-xtrây-li-a) và ôn đới (Đông Á, đông nam Hoa Kì).

Không hoạt động ở Tây Nam Á và đông bắc Hoa Kì.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 9:

Nơi có các áp cao cận chí tuyến ngự trị thường có cảnh quan như thế nào?

Xem đáp án

Nơi có áp cao cận chí tuyến ngự trị, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến, không khí bị nén xuống do động lực, hơi nước không bốc lên được để gây mưa nên thường có cảnh quan hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 10:

Vùng khí áp nào có lượng mưa lớn nhất thế giới?

Xem đáp án

Các vùng áp thấp thường có mưa lớn, do chúng hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, sinh ra mây và gây ra mưa. Trong đó vùng mưa lớn nhất thế giới là vùng áp thấp xích đạo.

Thủy triều, sông ngòi, độ muối không ảnh hưởng đến lượng mưa.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 11:

Frông là gì?

Xem đáp án

Frông là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau

Thủy triều, sông ngòi, độ muối không ảnh hưởng đến lượng mưa.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 12:

Cùng một dãy núi, lượng mưa giữa các sườn khác nhau như thế nào?

Xem đáp án

Cùng một dãy núi, sườn đón gió thì mưa nhiều, sườn khuất gió thì khô ráo và ít mưa.

Thủy triều, sông ngòi, độ muối không ảnh hưởng đến lượng mưa.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 13:

Ở nước ta vào khoảng thời gian nào trong năm có mưa lớn trên phạm vi cả nước?

Xem đáp án

Mùa mưa ở nước ta bắt đầu vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, tuy nhiên đầu mùa hạ khu vực Bắc Trung Bộ có hiệu ứng phơn khô nóng, ít mưa. Đến giữa và cuối mùa hạ từ tháng 7 đến tháng 10, gió mùa Tây Nam tiếp tục ảnh hưởng đến Nam Bộ và Tây Nguyên gây mưa lớn, gió đổi hướng thành Đông Nam thổi vào miền Bắc nước ta gây mưa.

Vậy khoảng thời gian giữa và cuối mùa hạ, nước ta có mưa lớn trên phạm vi cả nước.

Thủy triều, sông ngòi, độ muối không ảnh hưởng đến lượng mưa.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 14:

Các dòng biển có ảnh hưởng đến lượng mưa như thế nào?

Xem đáp án

- Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít (vì không khí lạnh không bốc lên được, nên rất khô hạn). Loại đáp án B.

- Nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều (vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo thành mây, gây ra mưa). Loại đáp án A, D. Đáp án đúng là C.

Thủy triều, sông ngòi, độ muối không ảnh hưởng đến lượng mưa.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 15:

Nguyên nhân nào khiến vùng đất phía nam châu Phi nằm ven Đại Tây Dương nhưng hình thành một hoang mạc Namip chạy dọc theo bờ biển?

Xem đáp án

Hoang mạc Namip được hình thành ven biển do nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ben – ghê – la.

Thủy triều, sông ngòi, độ muối không ảnh hưởng đến lượng mưa.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 16:

Địa điểm nào trên thế giới có lượng mưa thấp nhất?

Xem đáp án

Các hoang mạc thường là nơi có lượng mưa rất thấp, trong đó hoang mạc A-ta-ca-ma (Nam Mĩ) là nơi có lượng mưa thấp nhất thế giới với lượng mưa chỉ 0,76mm/năm.

Thủy triều, sông ngòi, độ muối không ảnh hưởng đến lượng mưa.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 17:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Cùng một sườn đón gió, lượng mưa càng giảm, nhưng đến một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Sai, vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm làm quá trình ngưng tụ diễn ra, tạo mây, gây mưa. Do vậy càng lên cao lượng mưa càng tăng, nhưng đến một độ cao nhất định sẽ không còn mưa nữa.

Đáp án: Sai


Câu 18:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“ Các vĩ độ thấp từ chí tuyến đến xích đạo quanh năm có lượng mưa rất lớn”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Các vùng vĩ độ thấp gần xích đạo thì có lượng mưa lớn do chịu ảnh hưởng của áp thấp xích đạo hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao gây mưa. Nhưng khu vực chí tuyến là vùng khí áp cao, không khí không bốc lên được, nên mưa ít.

Vậy khẳng định các vùng từ chí tuyến đến xích đạo quanh năm có lượng mưa rất lớn là sai.

Đáp án: Sai


Câu 19:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, có hướng và tính chất trái ngược nhau. Mùa hạ có tính chất nóng và khô, mùa đông có tính chất lạnh và ẩm”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, có hướng và tính chất trái ngược nhau. Mùa hạ có tính chất nóng và ẩm, mùa đông có tính chất lạnh và khô.

Vậy nếu nói “ mùa hạ có tính chất nóng và khô, mùa đông có tính chất lạnh và ẩm” là sai.

Đáp án: Sai


Bắt đầu thi ngay