IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Địa lý Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập Chương 3 – Thạch quyển có đáp án

Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập Chương 3 – Thạch quyển có đáp án

Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập Chương 3 – Thạch quyển có đáp án

  • 298 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá trồi lên trên, còn địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá sụt xuống.


Câu 2:

Mảng kiến tạo không phải là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đúng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh

dẻo này.


Câu 3:

Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thóai.


Câu 4:

Tác nhân của quá trình bóc mòn không phải là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Bóc mòn là quá trình dời chuyển các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,...


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở chỗ này và tách dãn ở chỗ khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy, sinh ra những địa luỹ, địa hào và hiện tượng động đất, núi lửa,…


Câu 6:

Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình phong hoá?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của các nhân tố ngoại lực. Các loại phong hoá chủ yếu là phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.


Câu 8:

Phong hoá hoá học là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hoà tan trong nước (khí ô-xy, khí carbonic, a-xit hữu cơ, a-xit vô cơ,...) và sinh vật.


Câu 9:

Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn, con người và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực. Còn yếu tố kiến tạo thuộc về nội lực.


Câu 10:

Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau; kết quả là tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,...


Câu 11:

Phong hoá sinh học là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phong hoá sinh học là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật (thực vật, nấm, vi khuẩn,...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hoá học. Ví dụ: sự phát triển của rễ cây làm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá bị biến đổi về thành phần, tính chất,...


Câu 12:

Các hình thức nào sau đây không phải là bóc mòn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các hình thức bóc mòn

- Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực.

- Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn.

- Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn.

- Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn.


Câu 13:

Phong hoá lí học là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phong hoá lí học là quá trình phá huỷ, làm các đá, khoáng vật bị vỡ với kích thước khác nhau nhưng không thay đổi thành phần và tính chất. Phong hoá lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng. Sự dao động nhiệt cũng có thể làm khối đá bị tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.


Câu 14:

Địa hình nào sau đây do nước chảy tràn trên mặt tạo nên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình khác nhau. Các rãnh nông là dạng địa hình do nước chảy tràn trên mặt tạo nên.


Câu 15:

Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu là máng băng, băng tích, phi-o, đá lưng cừu,… -> Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình bóc mòn.


Bắt đầu thi ngay