Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?
Qua câu chuyện em hiểu rằng phải luôn biết yêu thương, đoàn kết, che chở, yêu thương nhau như vậy mới có sức mạnh.
Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
b. Cây tre này cao và thẳng, Các cây kia cũng thế.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương” của các cô bác nông dân.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.
* Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu chủ đề (nêu sự việc mà em ấn tượng)
- Thân đoạn: Phát triển chủ đề (bày tỏ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, chi tiết, hình ảnh,...)
- Kết đoạn: Củng cố, nâng cao chủ đề (khẳng định lại hoặc mở rộng ý kiến đã nêu)
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hạt thóc
Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:
– Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được.
Ngô liền nói:
– Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.
Hạt thóc nghe xong, im lặng.
(Phan Tự Gia Bách)
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?
a. Cốc! Cốc! Cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là thỏ...
(Võ Quảng)
b. Bé nằm ngẫm nghĩ
- Nắng ngủ ở đâu?
- Nắng ngủ nhà nắng
Mai lại gặp nhau.
(Thụy Anh)
c. Mùa nào phượng vĩ
Nở đỏ rực trời
Ở khắp nơi nơi
Ve kêu ra rả?
(Câu đố)