Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 13 có đáp án
-
29 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao ?
Chọn D. Buồn phiền.
Câu 5:
Nhận xét nào sau đây đúng với câu chuyện bó đũa ?
Chọn B. Ca ngợi tình cảm anh em đoàn kết, thương yêu nhau.
Câu 6:
Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?
Qua câu chuyện em hiểu rằng phải luôn biết yêu thương, đoàn kết, che chở, yêu thương nhau như vậy mới có sức mạnh.
Câu 7:
Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt?
Cách dạy con của người cha rất thấm thía, không giáo điều, mắng mỏ mà để các con tự hiểu được bài học qua những sự việc trong cuộc sống.
Câu 8:
Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
b. Cây tre này cao và thẳng, Các cây kia cũng thế.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương” của các cô bác nông dân.
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
→ Từ “vậy” thay thế cho cụm từ “vàng óng”.
b. Cây tre này cao và thẳng, Các cây kia cũng thế.
→ Từ “thế” thay thế cho cụm từ “cao và thẳng”.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương” của các cô bác nông dân.
→ Từ “đó” thay thế cho cụm từ “cánh đồng vàng ruộm”.
Câu 9:
Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?
a. Cốc! Cốc! Cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là thỏ...
(Võ Quảng)
b. Bé nằm ngẫm nghĩ
- Nắng ngủ ở đâu?
- Nắng ngủ nhà nắng
Mai lại gặp nhau.
(Thụy Anh)
c. Mùa nào phượng vĩ
Nở đỏ rực trời
Ở khắp nơi nơi
Ve kêu ra rả?
(Câu đố)
Từ dùng để hỏi trong các đoạn trích là:
- Đoạn trích a: “đó”
- Đoạn trích b: “đâu”
- Đoạn trích c: “nào”
Câu 10:
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hạt thóc
Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:
– Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được.
Ngô liền nói:
– Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.
Hạt thóc nghe xong, im lặng.
(Phan Tự Gia Bách)
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để xưng hô giữa các nhân vật thóc, ngô, khoai, sắn với nhau.
b. Trong số các từ đó, những từ chỉ người nói là: ta, tớ; những từ chỉ người nghe là: bạn, cậu.
Câu 11:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.
* Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu chủ đề (nêu sự việc mà em ấn tượng)
- Thân đoạn: Phát triển chủ đề (bày tỏ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, chi tiết, hình ảnh,...)
- Kết đoạn: Củng cố, nâng cao chủ đề (khẳng định lại hoặc mở rộng ý kiến đã nêu)
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc sông đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên, những chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua. Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh khỏe để được tham gia hội đua thuyền.