Chủ nhật, 02/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 11 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 11 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 11 có đáp án

  • 39 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

 Điều gì xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của Ben?

Xem đáp án
Chọn A. Mẹ của Ben qua đời.

Câu 2:

Sau biến cố đó, cậu trở nên như thế nào?

Xem đáp án
Chọn C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn.

Câu 3:

 La-la đã làm gì để Ben trở lại với âm nhạc?

Xem đáp án
Chọn B. Cô luôn ở bên và động viên Ben, là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi-a-nô.

Câu 4:

 Vì sao bản nhạc Ben chơi trong ngày thi được cho là bản nhạc tuyệt đẹp của tình bạn?

Xem đáp án
Chọn  A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng.

Câu 5:

 Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?

Xem đáp án

Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, thiêng liêng, nhờ sức mạnh của tình bạn có thể hồi sinh được tài năng đã bị mất dần sau cú sốc đau đớn nhất.


Câu 6:

Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người?

Xem đáp án

 Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống: giúp chúng ta không cô đơn, tẻ nhạt; giúp cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết,…


Câu 8:

Các danh từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a) Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào.

– Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi.

– Cháu đi học à?

– Thưa bác, vâng ạ.

Vừa lúc ấy, thang máy mở cửa. Cậu bé nhoẻn cười chào tôi rồi nhanh nhẹn rảo bước.

Theo Nhật An

b)

– Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ?

– Để cho bà nghỉ thêm một lát, cậu bé ạ! Bà cháu trằn trọc mãi, vừa xong mới chợp mắt được.

Theo Hải Ngân

c)

– Chủ nhật này, ai muốn đi chợ phiên với bố mẹ nào?

– Con ạ! – Páo nhanh nhảu đáp – Còn bao nhiêu ngày nữa thì đến chợ phiên, bố nhỉ?

– Còn năm ngày nữa.

Hà An Viên

Xem đáp án

Các danh từ in đậm như “Cháu”, “bác”, “Con”, “bác sĩ”, “ba”, “chú”, “bố”, “mẹ” được dùng làm đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được dùng để gọi tên hoặc xưng hô một người trong cuộc nói chuyện, thể hiện mối quan hệ giữa người nói và người được nói đến, hoặc giữa các nhân vật trong câu chuyện.

Cụ thể:

a) “Cháu” và “bác” được dùng khi một đứa trẻ (cháu) nói chuyện với một người lớn (bác).

b) “Cháu” và “bác sĩ” được dùng khi một đứa trẻ (cháu) nói chuyện với một bác sĩ.

c) “Con” và “bố” được dùng khi một đứa trẻ (con) nói chuyện với cha mình (bố). 


Câu 9:

Trao đổi về cách xưng hô:

a) Hãy nêu một số hiện tượng xưng hô chưa phù hợp mà em biết.

b) Nếu bạn xưng hô với em chưa phù hợp, em nên làm gì?

Xem đáp án

a) Hiện nay có một số hiện tượng xưng hô chưa phù hợp như các bạn trên lớp xưng tao - mày, gọi nhau là chúng mày, chúng nó

b) Khi bạn xưng hô chưa phù hợp với em thì em sẽ nhắc nhở bạn và xưng hô đúng mực với bạn.


Câu 10:

Viết đoạn văn kể lại một sự việc sáng tạo trong câu chuyện mà em biết.

* Gợi ý:

- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc.

- Các câu tiếp theo: Kể lại sự việc đã chọn với những chi tiết sáng tạo.

Xem đáp án

Ví dụ: Câu chuyện Sự tích cây thì là

Đoạn văn kể sáng tạo sự việc: Trời họp cây cối lại để đặt cho mỗi loài một cái tên.

Tham khảo:

      Một hôm, Trời cho truyền tin gọi các loài cây đến để ban cho chúng những cái tên. Hôm ấy là một ngày nắng trong xanh, ấm áp. Các loài cây tập hợp và vui vẻ lên đường cùng nhau. Cây nào cũng hớn hở, chuẩn bị tươm tất và vô cùng tươi tắn. Đến nơi, các loài cây xếp hàng ngay ngắn, hồi hộp đợi Trời gọi mình bước lên nhận tên.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương