Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 14 có đáp án
-
43 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhân vật tôi (tác giả) nghe thấy tiếng rao bánh giò vào thời điểm nào?
Câu 2:
Tiếng rao bánh giò như thế nào và đem lại cho người ta cảm giác gì?
Câu 4:
Quang cảnh đám cháy được miêu tả như thế nào? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng.
☐ Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại.
☐ Người người đang thi nhau dội nước dập tắt đám cháy.
☐ Khung cửa ập xuống.
☐ Các chú đội cứu hỏa đang bắt đầu làm nhiệm vụ chữa cháy.
☐ Khói bụi mịt mù.
Quang cảnh đám cháy được miêu tả:
- Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng.
- Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại.
- Khung cửa ập xuống.
- Khói bụi mịt mù.
Câu 6:
Con người và hành động của người đã cứu em bé đó có gì đặc biệt? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Là một thương binh nặng, chỉ còn một chân.
☐ Khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò.
☐ Trước đây từng là lính cứu hỏa.
☐ Có hành động cao đẹp và dũng cảm: Không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.
☐ Là một thương binh nặng, chỉ còn một tay.
Con người và hành động của người đã cứu em bé đó đặc biệt ở chỗ:
- Là một thương binh nặng, chỉ còn một chân.
- Khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò.
- Có hành động cao đẹp và dũng cảm: Không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.
Câu 7:
Chi tiết nào trong truyện gây bất ngờ cho người đọc?
Chọn A. Người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe, mới biết anh là người bán giò.
Câu 8:
Em hãy điền từ gợi ý vào chỗ trống thích hợp để hoàn thiện đoạn văn sau:
Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một …………………………….. Bấy giờ người ta mới để ý tới ………………… ở góc tường và ………………..… Thì ra người bán bánh giò là một …………………………... Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.
Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe… Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.
Câu 9:
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
Câu 10:
Ý nghĩa của câu chuyện Tiếng rao đêm?
Ý nghĩa của câu chuyện Tiếng rao đêm: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình hoạn nạn.
Câu 11:
Tìm kết từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây:
hễ... là... |
không chỉ... mà còn... |
nhờ…. mà… |
a) Cao Bá Quát …………….. viết chữ đẹp …………….. nổi tiếng về tài văn thơ.
Theo Trường Chính - Đỗ Lê chân
b) ………………….. phục hồi rừng ngập mặn ………………….. ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
Phan Nguyên Hồng
c) ………………….. có con bọ xít nào ………………….. chú cháu bé Trang lại bắt cho gà ăn, kẻo bọ xít cần đau cây.
Phong Thu
a) Cao Bá Quát không chỉ viết chữ đẹp mà còn nổi tiếng về tài văn thơ.
Theo Trường Chính - Đỗ Lê chân
b) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
Phan Nguyên Hồng
c) Hễ có con bọ xít nào là chú cháu bé Trang lại bắt cho gà ăn, kẻo bọ xít cần đau cây.
Phong Thu
Câu 12:
Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc em đã học; trong đoạn văn có ít nhất một câu sử dụng cặp kết từ. Chỉ ra cặp kết từ ấy.
Các chiến sĩ công an không chỉ dũng cảm mà còn luôn sẵn sàng với mọi tình huống có thể xảy ra, giống như những chiến sĩ trong bài đọc “32 phút giành sự sống”. Mặc dù tình huống em bé bị mắc kẹt rất khó khăn, không gian rất nhỏ nhưng các chiến sĩ vẫn có thể cứu em bé ra ngoài một cách an toàn. Vì những phẩm chất đó và sự không ngại gian khổ của những người chiến sĩ công an nên em luôn cảm thấy rất quý trọng và biết ơn họ, nhờ có những chiến sĩ công an mà người dân có cuộc sống bình yên.
* Các cặp kết từ
- Không chỉ / mà còn
- Mặc dù / nhưng
- Vì / nên
- Nhờ / mà
Câu 13:
Kể sáng tạo kết thúc một câu chuyện mà em thích.
* Gợi ý:
- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc.
- Các câu tiếp theo: Kể lại sự việc đã chọn với những chi tiết sáng tạo.
Ví dụ: Câu chuyện Sự tích cây thì là
Đoạn văn kể sáng tạo sự việc: Kết thúc câu chuyện.
Tham khảo:
Tuy nhiên từ ngày đó, mọi người đều quen gọi nó là Thì Là hoặc cũng có thể gọi là Thìa Là. Cái tên của nó tuy rất bình dị và chả có gì là đặc biệt nhưng chưa một loài cây cỏ nào dám mỉa mai, chế giễu nó về chuyện này vì không loài nào có thể so sánh với nó về lòng hiếu thảo.