Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 9 có đáp án
-
43 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhân vật Hai Long trong truyện là ai?
Câu 2:
Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?
Chọn A. Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.
Câu 3:
Câu 4:
Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Hộp thư luôn được đặt ở một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.
☐ Dấu hiện nhận biết hộp thư mật chính là những vật có hình chữ V.
☐ Giữa cánh đồng vắng, tại một cột cây số ven đường, báo cáo được đặt trong một chiếc hộp nhựa xinh xắn ngay sau cột cây số.
☐ Hộp thư mật được đặt ở cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
- Hộp thư luôn được đặt ở một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.
- Dấu hiện nhận biết hộp thư mật chính là những vật có hình chữ V.
- Hộp thư mật được đặt ở cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
Câu 5:
Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Gửi gắm tình yêu Tổ quốc của mình.
☐ Gửi gắm một chữ V cũng là lời chào của Hai Long thì tên thật của Hai Long bắt đầu bằng chữ V.
☐ Lời chào chiến thắng.
☐ Gửi gắm tình cảm cá nhân tới Hai Long.
Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long:
- Gửi gắm tình yêu Tổ quốc của mình.
- Lời chào chiến thắng.
Câu 6:
Thông qua việc lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long, em thấy chú là một chiến sĩ tình báo mang những phẩm chất gì? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Thận trọng ☐ Hài hước ☐ Mưu trí
☐ Nhân hậu ☐ Bình tĩnh ☐ Cẩu thả
Thông qua việc lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long, em thấy chú là một chiến sĩ tình báo mang những phẩm chất:
- Thận trọng
- Mưu trí
- Bình tĩnh
Câu 7:
Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật đó là?
Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật đó là ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.
Câu 8:
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: Học trò, siêng năng, giỏi
(M) Siêng năng – chăm chỉ
- Từ đồng nghĩa với Học trò: Học sinh.
- Từ đồng nghĩa với Siêng năng: Cần cù, chăm chỉ.
- Từ đồng nghĩa với từ Giỏi: Tốt.
Câu 9:
Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang. Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không.Vì sao?
Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khoẻ hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.
Theo sách Tiếng Việt 5 (2006)
- Trong đoạn văn sau những từ cùng nghĩa giống từ mang gồm: Đeo, đựng, xách, vác, khiêng.
- Việc dùng các từ ấy ở mỗi câu là phù hợp. Vì các từ được dùng sẽ tương ứng với những hoạt động khác nhau của nhân vật trong đoạn văn.
Câu 10:
Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mặt
a1.
Meo meo meo rửa mặt như mèo
Xấu xấu lắm chẳng được mẹ yêu.
a2. Mặt biển gợn sóng lăn tăn.
b) Xanh
b1. Mấy bông cải trong vườn ngày càng xanh tốt.
b2. Mới ốm dậy lên da mặt nó còn xanh xao.
c) Chạy
c1. Hắn chạy cửa sau nên mấy năm nay buôn bán chót lọt.
c2. Mẹ về đến cổng, Hòa chạy vội ra đón mẹ.
STT |
Câu có từ mang nghĩa gốc |
Câu có từ mang nghĩa chuyển |
a |
a1 |
a2 |
b |
b1 |
b2 |
c |
c2 |
c1 |
Câu 11:
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt
- Mẹ mới mua 5 đôi tất cao cổ.
- Cổ lọ được vẽ hoa văn trang trí tinh xảo.
- Miệng vực sâu thăm thẳm.
- Dì Tư bỏ đi mấy chiếc bát miệng đã sứt mẻ.
- Cái cưa của bố em có những chiếc răng thật sắc.
- Những chiếc răng của cái cào lúa nhà bà em nhọn hoắt.
- Tay tre vươn dài tỏa ra xung quanh.
- Anh ấy là tay bóng bàn giỏi nhất đội.
- Quả na đang mở mắt.
- Mắt cá chân em đang bị sưng to và bầm tím.
Câu 12:
Viết bài văn tả cảnh đẹp mà em yêu thích
* Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào?
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị…
- Sinh hoạt của con người trong cảnh đẹp,…
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm gắn bó, mong có dịp trở lại...)
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp. Mỗi chiều đi học về em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa quê em.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.