Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 34 có đáp án
-
10 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?
Câu 2:
Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
☐ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo
hức “Anh hãy nhìn xem”, “Anh hãy nhìn xem!”.
☐ Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được
thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật: Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – các
em tô lên một nửa số sao trời!
☐ Qua những lười trầm trồ, tấm tắc khen ngợi “Chao ôi! Đẹp quá”.
☐ Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết:
- Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức “Anh hãy nhìn xem”, “Anh hãy nhìn xem!”.
- Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật: “Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – các em tô lên một nửa số sao trời!”.
- Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
Câu 3:
Tranh vẽ của các bạn nhỏ có những nét ngộ nghĩnh là:
- Có ở đâu đầu tôi to được thế?
- Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt.
- Các em tô lên một nửa số sao trời.
- Cả thế giới quàng khăn quàng đỏ.
- Các anh hùng là những-đứa-trẻ-lớn-hơn.
Câu 4:
Con hiểu ba dòng cuối như thế nào?
Ý nghĩa của ba câu thơ cuối bài:
“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất
Thì bay hay bò
Cũng vô nghĩa như nhau”
Người lớn làm mọi thứ vì trẻ em, trẻ em là tương lai của thế giới, nếu như không có trẻ em thì mọi hoạt động đều là vô nghĩa.
Câu 5:
Ý nghĩa của bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con?
Ý nghĩa của bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con:
Thể hiện tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
Câu 7:
Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1
- Chúng em tìm hiểu về lịch sử Việt Nam
- Các nhà thám hiểm thật tài giỏi và dũng cảm.
- Mỗi chúng ta phải học hỏi ngày ngày để phát triển bản thân.
- Trước khi làm việc gì đều cần xem xét thật kĩ.
Câu 8:
Tìm 4 – 5 từ thể hiện cảm xúc khi tham gia trải nghiệm, khám phá.
Tìm tòi, háo hức, bất ngờ, tò mò,....
Câu 9:
Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng sự việc.
* Gợi ý
- Câu mở đầu
Nêu hiện tượng, sự việc.
- Các câu tiếp theo
+ Đưa ra ý kiến tán thành hoặc không tán thành.
+ Bảo vệ ý kiến bằng các lí do phù hợp.
+ Bảy tỏ suy nghĩ hoặc mong muốn của em.
Bài làm tham khảo
Theo quy định, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chỉ bắt buộc đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy, xe mô tô hoặc xe đạp điện, không bắt buộc đối với người đi xe đạp. Tuy nhiên, em cho rằng đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp là một việc làm rất cần thiết. Hiện nay, hầu hết đường giao thông ở nước ta chưa có làn dành riêng cho người đi xe đạp. Hơn nữa, đa số người đi xe đạp là người lớn tuổi và học sinh. Vì vậy, việc di chuyển bằng xe đạp có những rủi ro. Nếu không may có tai nạn xảy ra, mũ bảo hiểm giúp người đi xe đạp tránh hoặc hạn chế những chấn thương ở đầu. Việc đội mũ bảo hiểm thường xuyên cũng giúp mỗi người hình thành thói quen, ý thức chấp hành Luật giao thông. Đây cũng là một hình thức tuyên truyền về an toàn giao thông. Vì an toàn cho chính mình, em mong mọi người hãy đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp.