IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 3 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 3 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 3 có đáp án

  • 64 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Từ “vịt trời” xuất hiện trong câu chuyện mang hàm ý gì?

Xem đáp án

Chọn B. Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì.


Câu 2:

Khi mẹ ôm Mơ vào lòng và nói “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!” thì Mơ đã có hành động gì?
Xem đáp án

Chọn B. Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!”


Câu 3:

Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm có trong các câu sau:

a. Thầy giáo của em là người nổi tiếng hiền lành, thật thà.

b. Bác Ba vừa trúng một tờ vé số, ai cũng bảo là bác gặp may.

c. Thầy cô luôn dặn dò chúng em phải chăm chỉ học tập mỗi ngày.

Từ in đậm

Từ đồng nghĩa

Thật thà

 

May

 

Chăm chỉ

 
Xem đáp án

- Dấu gạch ngang ở vị trí (2), (4) trong mỗi cặp câu sau đây dùng để: Đánh dấu phần chú thích.

- Các dấu gạch ngang còn lại (1), (3), (5), (6), (7), (8), (9), (10) và (11) trong mẩu chuyện trên dùng để: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong một đoạn đối thoại.


Câu 4:

Câu nói nào của dì Hạnh thể hiện thái độ không coi trọng con gái khi mẹ Mơ sinh em bé?

Xem đáp án

Chọn D.Lại một vịt trời nữa.


Câu 5:

Câu ca dao nào sau đây thể hiện đúng nội dung của câu chuyện trên?

Xem đáp án

Chọn B.Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

 


Câu 6:

Sự kiện nào khiến những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về con gái?

Xem đáp án

Chọn B. Mơ cứu em Hoan


Câu 7:

Qua câu chuyện trên, em thấy người con gái như bạn Mơ có những phẩm chất gì?

Xem đáp án

Chọn D. tất cả các ý trên


Câu 8:

Đọc mẩu chuyện dưới đây và ghi lại tác dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong từng trường hợp:

CÁI BẾP LÒ

Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợp tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

 (1) Chào bác (2) Em bé nói với tôi.

 (3) Cháu đi đâu vậy?  (4) Tôi hỏi em.

 (5) Thưa bác, cháu đi học.

 (6) Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

 (7)Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

 (8) Nhà cháu không có than ủ ư?

 (9) Thưa bác, than đắt lắm.

 (10) Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?

Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:

 (11) Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò....

Theo A. Đô-Đê

Xem đáp án

- Dấu gạch ngang ở vị trí (2), (4) trong mỗi cặp câu sau đây dùng để: Đánh dấu phần chú thích.

- Các dấu gạch ngang còn lại (1), (3), (5), (6), (7), (8), (9), (10) và (11) trong mẩu chuyện trên dùng để: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong một đoạn đối thoại.


Câu 10:

Viết bài văn tả người thân yêu nhất của trong gia đình.

*Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu người định tả.

2. Thân bài:

- Tả bao quát: tuổi, nghề nghiệp, ấn tượng dễ nhận biết nhất của người em muốn tả.

- Tả ngoại hình : dáng người, khuôn mặt, mái tóc

- Tả tính cách, hoạt động: lời nói, thói quen, tính tình, sở thích.

- Tình cảm và kỷ niệm đẹp với người em tả:

+ Hằng ngày đối sử, quan tâm, chăm sóc em như thế nào?

+ Kỷ niệm nào em và người đó cùng trải qua.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

Xem đáp án

Bài làm tham khảo

   Nhà em khá đông người, ai em cũng yêu quý và kính trọng nhưng người em gần gũi, kính trọng hơn cả là ông nội của em.

       Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng trông ông còn rất nhanh nhẹn. Người ông tầm thước, hơi gầy, da dẻ vẫn hồng hào. Đầu ông còn rất ít tóc, chỉ còn lơ thơ một vài sợi tóc bạc trắng như cước.Vầng trán ông cao, hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má ông hơi hóp làm cho hai gò má nhô cao hẳn lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp hàng răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu của ông, mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo ta bằng loại vải mềm, màu sẫm, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách báo, ông mới đeo kính và khi nào phải đi ra ngoài, ông thường phải chống gậy.

       Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân luôn tay và thích tự tay làm mọi việc. Khi thì ông quét nhà, quét vườn; lúc vun gốc cho mấy cây trong vườn; khi lại tỉa cây, bắt sâu, tưới cây cảnh. Ông thường xuyên dành thời gian kiểm tra việc học của em, dạy em tập viết, tập làm tính, tập đọc diễn cảm,... Không chỉ vậy, ông còn dành thời gian tham gia công việc của phường như xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. Những lúc rảnh rỗi, ông nội em thường đọc sách báo, nằm võng ngoài hiên nghe đài hoặc xem vô tuyến. Em thích nhất là những đêm trăng sáng, chúng em thường ngồi quây quần bên ông nghe ông kể chuyện cổ tích thật hay và thú vị. Ông em là người rất hiền lành nhưng đối với con cháu, ông rất nghiêm khắc mỗi khi có ai mắc lỗi, ông thẳng thắn phê bình nhưng ông luôn nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai để cho chúng em sửa chữa. Đối với mọi người xung quanh, ông luôn chan hòa, đôn hậu nên ai cũng yêu mến. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích đều nhờ ông giúp giải quyết.

       Em rất yêu quý ông nội em, ông luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Em mong ước ông sống thật khỏe mạnh, sống mãi bên em.

 

 


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương