Trắc nghiệm bài tập Tiếng Việt 5 tuần 8 có đáp án
-
583 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bài “Kì diệu rừng xanh” trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1, trang 75 và trả lời câu hỏi sau:
Khi loanh quanh trong rừng tác giả đã bắt gặp điều gì?
Chọn đáp án D.
Câu 2:
Chọn đáp án A, C, D.
Câu 5:
Gạch dưới những chữ ghi thiếu dấu thanh và viết lại các từ cho đúng:
bóng chuyên kể chuyên chim yêng khuyêt điểm xao xuyên
Câu 6:
Từ mỗi ví dụ ở cột A, hãy cho biết: Từ in đậm là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? (Trả lời bằng cách điền vào ô trống ở cột B).
A |
B |
a) Nam chạy còn tôi đi. Đồng hồ nào chạy nhanh. |
Từ chạy là từ………………………….. |
b) Bé mở lồng để chim bay đi. Đàn trâu chạy lồng ra bãi cỏ. |
Từ lồng là từ………………………….. |
c) Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút. Da cô ấy ăn nắng lắm. |
Từ ăn là từ…………………………….. |
a) nhiều nghĩa b) đồng âm c) nhiều nghĩa
Câu 7:
Đặt câu có từ “đông” mang những nghĩa sau:
a) “Đông” chỉ một hướng, ngược với hướng tây
b) “Đông” chỉ một mùa trong năm
c) “Đông” chỉ số lượng nhiều
a) Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
b) Mùa đông đã về bên bờ sông Hương.
c) Của không ngon nhà đông con cũng hết.
Câu 8:
Tìm từ có thể thay thế từ “ăn” trong các câu sau:
(1) Cả nhà ăn tối chưa?
(2) Hồ dán không ăn.
(3) Loại ô tô này ăn xăng lắm.
(4) Hai màu này rất ăn với nhau.
(5) Tàu ăn hàng ở cảng.
(6) Ông ấy ăn lương rất cao.
(7) Mảnh đất này ăn về xã bên.
(8) Cậu làm như vậy dễ ăn đòn lắm.
(9) Một đô-la ăn mấy đồng Việt Nam.
(10) Da cậu ăn nắng quá.
(1) dùng bữa (2) dính (3) tốn (4) hợp
(5) lấy (6) có (7) thuộc (8) bị
(9) bằng (10) bắt
Câu 9:
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em theo gợi ý sau:
1. Mở bài:
Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả hoặc lí do yêu thích và chọn tả cảnh đẹp đó.
2. Thân bài:
Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
(Dựa vào cách tả đã lựa chọn và trình tự quan sát cảnh đẹp cụ thể ở địa phương để triển khai, sắp xếp các ý sao cho phù hợp; trọng tâm miêu tả tùy thuộc vào nét tiêu biểu của từng cảnh vật, VD: tả rừng phải rõ về cây, tả sông / biển phải rõ về nước, tả núi phải rõ về đặc điểm hình dáng...)
3. Kết bài:
Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh đã tả (VD: cảnh đẹp ở địa phương nhưng đã từng nổi tiếng khắp nước; là niềm tự hào của em về quê hương, đất nước...).
Tham khảo: Tả cảnh núi Bà Đen (Tây Ninh)
1. Mở bài:
Núi Bà Đen – thắng cảnh của miền sơn cước Tây Ninh, ngọn núi nổi bật giữa một vùng đất bằng phẳng của miền Đông Nam Bộ.
2. Thân bài (tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian) :
+ Bình minh : hòn núi biến màu theo sự thay đổi của ánh sáng (từ xám xịt thành tím sẫm, từ tím sẫm đổi ra màu hồng ; từ màu hồng thành vàng nhạt. Khi sáng hẳn mới trở lại màu xanh biếc thường ngày)
+ Buổi trưa : núi xanh bóng cây, nắng lấp lóa ; thấp thoáng mái chùa gần đỉnh núi ; đường dây cáp treo nối từ chân núi lên đến tận chùa, nhìn rõ bóng người thấp thoáng trong ca-bin từ từ chuyển động,... vài cánh chim lướt ngang bầu trời,...
+ Buổi chiều : núi trở lại màu tím sẫm rồi màu xám âm u ; đàn chim bay về tổ ở rừng cây trên núi ; khói cơm chiều từ chân núi bay lên cao – ngọn núi thêm mờ ảo, uy nghiêm,...
+ Buổi tối: núi nhòa lẫn vào bóng đêm; thấp thoáng những ngọn đèn từ ngôi chùa trên cao, trông xa như những vì sao lấp lánh,...
3. Kết bài:
Núi Bà Đen vừa là cảnh đẹp nổi tiếng, vừa là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt thời kháng chiến chống Mỹ – niềm tự hào của em về quê hương đất nước.