IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 15 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 15 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 15 có đáp án

  • 34 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VẼ TRỨNG

Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi là ai?  A. Danh họa người Hà Lan.  (ảnh 1)

Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ. Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo: 

- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.     

Thầy lại nói: - Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.    

Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.   

Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng. 

                                                  (theo XUÂN YẾN) 

- Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi: danh hoạ người I-ta-li-a 

- Khổ luyện: dày công luyện tập, không nề hà vất vả. 

- Kiệt xuất: có tài năng, giá trị nổi bật 

- Thời đại Phục hưng: thời kì có những tiến bộ vượt bậc về văn hoá, khoa học, kinh tế và xã hội ở châu Âu, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi là ai?
Xem đáp án

B. Danh họa người I-ta-li-a.


Câu 2:

Ngay từ nhỏ cậu bé Lê-ô-nác-đô đã yêu thích điều gì?

Xem đáp án

C. Thích vẽ


Câu 3:

Trước niềm yêu thích của Lê-ô-nác-đô, cha của cậu đã làm gì?

Xem đáp án
B. Đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-a dạy dỗ.

Câu 4:

Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?

Xem đáp án

B. Vì thầy Vê-rô-ki-a, trong suốt mười mấy ngày đầu chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng.


Câu 5:

Xem đáp án

A. Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.


Câu 6:

Sau khi nghe lời thầy nói, Lê-ô-nác-đô đã thay đổi như thế nào?

Xem đáp án
D. Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.

Câu 9:

Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Xem đáp án

Điệp từ “Trông” có tác dụng thể hiện sự chăm chỉ, công việc vất vả và sự hy vọng của người làm ruộng. “Trông” đề cập đến hành động theo dõi, chờ đợi và hy vọng trong việc quan sát các dấu hiệu của thiên nhiên, như trời, đất, mây, mưa, nắng, ngày và đêm. Nó tạo ra một hình ảnh sâu sắc về sự kỳ vọng và hy vọng của người nông dân trong việc chờ đợi một mùa màng bội thu, cũng như sự phụ thuộc của họ vào tự nhiên và các yếu tố môi trường khác.


Câu 10:

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho bài thơ em đã đọc, đã nghe.

* Gợi ý:

- Mở bài: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Thân bài:

+ Nêu những điều em thích ở bài thơ.

+ Nêu tình cảm cảm xúc của em về bài thơ

- Thân bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….


 

Xem đáp án

Chọn bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

(Ngắm Trăng - Hồ Chí Minh)

Đoạn văn tham khảo:

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người còn là một nhà thơ tài ba. Bác đã viết rất nhiều bài thơ hay, ý mỗi bài thơ Bác viết đều ngắn, ý thơ mộc mạc dễ hiểu và rất sâu sắc. “Ngắm trăng” là một bài thơ Bác viết trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Bài thơ mang nét đẹp của con người Bác: Bác là người yêu thiên nhiên vì thế trước cảnh đẹp của đêm trăng Bác vẫn “khó hững hờ” dù trong tù, chân tay bị cùm bị trói, chẳng có rượu, hoa để thưởng thức. “Trong tù… hững hờ. Và cách ngắm trăng của Bác thật khác thường: Người ngắm… ngắm nhà thơ”. Nghệ thuật nhân hoá trăng “nhóm”, “ngắm” sử dụng rất khéo léo khiến ta cảm thấy dường như trăng không còn là vật mà đã trở thành người bạn tri âm, tri kỷ của Bác và dưới ánh mắt của trăng Bác không còn là người tù mà là một nhà thơ tao nhã. Bài thơ “Ngắm trăng” là sự thể hiện tâm hồn trong sáng, phong thái thanh tao, ung dung tự tại của Bác đồng thời cũng thể hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên của Bác.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương