Tập làm văn
Em hãy viết bài văn tả cây xà cừ mà em yêu thích.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả cây xà cừ mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về cây xà cừ mà em yêu thích.
Triển khai:
- Tả bao quát cây: (1) Không biết bác xà cừ đã yên vị ở đây từ bao giờ mà cao và to lắm. (2) Nhìn từ xa, bác xà cừ như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. (3) Ngọn xà cừ vươn cao vượt cả nóc nhà hai tầng. (4) Tán thì xòe rộng cả một khoảng sân lớn. (5) Thân bác to lắm đến hai đứa học sinh chúng em ôm không xuể.
- Tả chi tiết: (1) Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng. (2) Từ thân có hai cành lớn như hai cánh tay vươn ra đỡ lấy tán lá xum xuê. Cành con vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. (3) Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó. (4) Lá cây xà cừ không to lắm, hai mặt xanh nhẵn bóng. (5) Lá cây xanh tốt vào mùa xuân vào mùa hè, chuyển vàng ở mùa thu và rụng như trút vào mùa đông. (5) Rễ cây xà cừ rất to, có những đoạn rễ trồi hẳn lên trên mặt đất to bằng cổ tay em, nhìn nó ngoằn ngoèo như những con rắn hổ mang.
- Lợi ích của cây xà cừ: làm bóng mát,...
- Tình cảm của em đối với cây xà cừ: (1) Chúng em yêu bác xà cừ lắm! Những chiếc lá già giã từ thân mẹ lại được các bạn học sinh thu gom sạch sẽ. (2) Chúng em sẽ bảo vệ và chăm sóc cho bác tốt hơn.
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về cây xà cừ.
Bài làm tham khảo
Trường em trồng rất nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, phượng vĩ, bằng lăng,… Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là bác xà cừ già ở giữa sân trường.
Không biết bác xà cừ đã yên vị ở đây từ bao giờ mà cao và to lắm. Nhìn từ xa, bác xà cừ như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn xà cừ vươn cao vượt cả nóc nhà hai tầng. Tán thì xòe rộng cả một khoảng sân lớn. Thân bác to lắm đến hai đứa học sinh chúng em ôm không xuể.
Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng. Từ thân có hai cành lớn như hai cánh tay vươn ra đỡ lấy tán lá xum xuê. Cành con vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Phần tán lá um tùm xanh tốt ấy mời gọi biết bao nhiêu loài chim về đây làm tổ. Có những ngày chơi dưới tán cây, chúng em còn nghe rất nhiều lũ chim lách cách nói chuyện râm ran với nhau trong vòm lá. Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó. Lá cây xà cừ không to lắm, hai mặt xanh nhẵn bóng. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông. Theo những cơn gió, từng trận lá cây trút xuống như mưa, mặt đất như được trải một tấm thảm vàng xuộm vô cùng đẹp mắt. Rễ cây xà cừ rất to, có những đoạn rễ trồi hẳn lên trên mặt đất to bằng cổ tay em, nhìn nó ngoằn ngoèo như những con rắn hổ mang.
Ngày nắng cũng như ngày mưa bác xà cừ vẫn đứng đó, hiên ngang, kiêu hãnh. Chúng em yêu bác xà cừ lắm! Những chiếc lá già giã từ thân mẹ lại được các bạn học sinh thu gom sạch sẽ. Chúng em sẽ bảo vệ và chăm sóc cho bác tốt hơn.
Bác xà cừ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong thời học sinh của em. Em mong muốn bác xà cừ mãi tươi tốt để che chở cho học sinh chúng em.
Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng:
Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. |
|
Chú thích bố của Pa-xcan làm nghề gì. |
“Những dãy tính công hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm. |
|
Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và chú thích. |
– Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói. |
|
Chú thích đây là lời nói của nhân vật. |
Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a) Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.
b) Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng.
Nghe – viết
NGỰA BIÊN PHÒNG
(Trích)
Chúng em trong bản nhỏ
Phơi thật nhiều cỏ thơm
Để mùa đông đem tặng
Ngựa biên phòng yêu thương...
Phan Thị Thanh Nhàn
Dựa vào bức tranh bên dưới, em hãy đặt câu theo yêu cầu:
a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người.
b. Chủ ngữ là danh từ chỉ sự vật.
c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.