IMG-LOGO

Câu hỏi:

01/02/2025 2

Viết bài văn nghị luận phân tích văn bản ở phần đọc hiểu.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận cảm nhận về nhân vật Tâm và hình ảnh người mẹ trong đoạn trích truyện Trở về của Thạch Lam.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Sương Nguyệt Minh và văn bản Cha tôi.

- Nêu chủ đề chính: Tình cảm gia đình và hình tượng người cha - một người lính giàu tình yêu thương nhưng nghiêm khắc và k luật.

2. Thân bài:

a. Hình tượng người cha:

* Hoàn cảnh và cuộc đời người cha:

- Là người lính thuộc thế hệ 5X, trải qua hơn 40 năm trong quân ngũ, từng tham gia chinh chiến từ miền Nam đến Campuchia.

- Lấy vợ và sinh con muộn do phải hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

* Tính cách và phẩm chất:

- K luật và nguyên tắc:

+ Thói quen sống theo k luật quân đội: dậy sớm tập thể dục, yêu cầu cả nhà ngủ sớm.

+ Lối sống nề nếp, quy củ, luôn rèn luyện và kiểm soát thời gian sinh hoạt.

- Lo lắng và yêu thương gia đình:

+ Luôn lo lắng cho tương lai và lối sống của các con.

+ Tâm trạng bất an, sợ con cái đi vào con đường sai trái (nghiện hút, hư hỏng).

- Tình cảm dành cho các con:

+ Yêu thương con gái một cách dịu dàng, chăm sóc và dành cho chị Mai những kỷniệm ấm áp.

+ Nghiêm khắc và đòi hỏi nhiều hơn ở con trai vì muốn con trở thành người bản lĩnh, trưởng thành.

b. Sự đối lập trong nếp sống và suy nghĩ giữa cha và các thành viên trong gia đình:

- Sự khác biệt giữa cha và con trai:

+ Con trai sống tự do, không quen với kỷ luật khắt khe, thích chơi game và lướt web đến khuya.

+ Cảm thấy khó chịu trước sự can thiệp của cha nhưng vẫn có sự kính trọng ngấm ngầm.

- Sự đối lập giữa cha và các thành viên khác:

+ Mẹ thích vũ trường và cuộc sống giải trí hiện đại.

+ Chị Mai mê phim Hàn Quốc đến mức đùa rằng việc lấy chồng sẽ là cách chạy trốn khỏi sự nghiêm khắc của cha.

c. Tình cảm, k niệm và sự hi sinh của người cha:

- Tình cảm dành cho con gái:

+ Nhẹ nhàng, âu yếm với con gái nhỏ. Những k niệm tuổi thơ của chị Mai bên cha luôn in đậm trong tâm trí.

+ Hình ảnh cha trong bộ sắc phục nhà binh, dắt con đi dọc triền đê để lại dấu ấn sâu sắc.

- Sự hi sinh của người cha trong chiến tranh:

+ Đối với cha, nhiệm vụ quốc gia luôn đặt lên hàng đầu.

+ Khoảnh khắc chia tay đầy xúc động với vợ con khi trở lại chiến trường Campuchia: cha kìm nén tình cảm, cố gắng không nhìn lại để giữ vững tinh thần.

d. Tâm trạng, cảm xúc và cách nhìn nhận của người con về cha:

- Ban đầu, người con trai cảm thấy không thoải mái và phản đối sự nghiêm khắc của cha.

- Tuy nhiên, qua những kniệm và sự hi sinh của cha, người con dần thấu hiểu và cảm nhận được tình yêu thương, trách nhiệm của một người lính đối với gia đình.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị và ý nghĩa của văn bản trong việc khắc họa hình ảnh người cha – một người lính giàu tình yêu thương và trách nhiệm.

- Liên hệ với tình cảm gia đình và sự trân trọng đối với những bậc cha mẹ đã hi sinh cho gia đình và đất nước.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                           

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Qua chi tiết “Cha tôi bảo: “Em đừng buồn. Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa. Thôi nào con, cho bố đi nào”, em hiểu gì thêm về người cha trong câu chuyện? Từ đó, thấy được vẻ đẹp nào của người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án » 01/02/2025 3

Câu 2:

Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?

Xem đáp án » 01/02/2025 2

Câu 3:

Trước khi cha về, cuộc sống gia đình nhân vật “tôi” buổi tối diễn ra như thế nào?

Xem đáp án » 01/02/2025 2

Câu 4:

Qua lời kể của nhân vật “tôi” về cách giáo dục của người cha – một người quân nhân, với những đứa con; em có đồng tình với cách giáo dục đó trong cuộc hành trình phát triển và trưởng thành của mỗi người hay không?

Xem đáp án » 01/02/2025 2

Câu 5:

Theo em, vì sao “Cha nhẹ nhàng với con gái bao nhiêu thì nghiêm khắc với con trai bấy nhiêu.”?

Xem đáp án » 01/02/2025 1