Viết đoạn văn(200 chữ) phân tích nhân vật bác thợ trong văn bản “Nhát đinh của bác thợ” của Phong Thu.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Phẩm chất cần mẫn, tỉ mỉ:
+ Bác thợ luôn làm việc với sự cẩn trọng và kiên nhẫn.
+ Thực hiện từng nhát đinh với tâm huyết, không cẩu thả dù là chi tiết nhỏ.
- Tinh thần trách nhiệm cao:
+ Bác không chỉ chú trọng vào công việc trước mắt mà còn nghĩ đến an toàn lâu dài cho ngôi nhà và gia đình sống trong đó.
+ Coi trọng từng nhát đinh vì nó quyết định đến chất lượng công trình.
- Lòng yêu nghề và sự tận tâm:
+ Bác thợ làm việc không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ mà còn để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đem lại sự yên tâm cho mọi người.
+ Tâm huyết và sự tận tâm là điều nổi bật trong con người bác, qua đó thể hiện niềm tự hào với nghề mộc.
Có sự sáng tạo trong cách viết.
Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể trên có ý nghĩa gì?
Chi tiết “Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình” thể hiện điều gì?
Xét về cấu tạo, câu sau thuộc kiểu câu nào ? “Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên, chiếc kính trắng trên mắt bác lại tụt xuống”. Phân tích cấu trúc của câu đó?
Chỉ ra một tình huống truyện trong tác phẩm trên và nêu ý nghĩa của tình huống đó?
Từ nội dung câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Bữa cơm gia đình là giây phút mà cả gia đình quây quần, sum họp bên nhau, em hãy viết bài văn nghị luận xã hội bằng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của bữa cơm gia đình.