Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 6 )
-
307 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể trên có ý nghĩa gì?
- Tác phẩm trên được kể bằng ngôi thứ nhất.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu chuyện chân thực.
+ Giúp cho tác giả dễ dàng khắc họa tâm trạng của nhân vật qua từng thời điểm khác nhau.
Câu 2:
Chỉ ra một tình huống truyện trong tác phẩm trên và nêu ý nghĩa của tình huống đó?
- Tình huống truyện của tác phẩm trên là: Bác thợ ra về trong lúc trời mưa rất to mà lại quên một chiếc đinh đang còn đóng dở dang.
- Tác dụng: Việc tạo ra tình huống này cho thấy, bác thợ rất có tinh thần trách nhiệm qua đó góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Câu 3:
Chi tiết “Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình” thể hiện điều gì?
- Cho thấy bác thợ rất cẩn thận.
- Bác trân trọng sản phẩm làm ra của mình.
Câu 4:
Xét về cấu tạo, câu sau thuộc kiểu câu nào ? “Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên, chiếc kính trắng trên mắt bác lại tụt xuống”. Phân tích cấu trúc của câu đó?
- Xét về cấu tạo, câu trên là câu đơn.
- Phân tích cấu trúc câu:
+ Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên: Trạng ngữ
+ chiếc kính trắng trên mắt bác: Chủ ngữ
+ lại tụt xuống: Vị ngữ
Câu 5:
Từ nội dung câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
- Trong công việc cần tận tâm, có tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
- Phải biết nghĩ cho người khác, đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu.
- Luôn biết ơn, trân trọng những việc người khác làm cho mình.
Câu 6:
Viết đoạn văn(200 chữ) phân tích nhân vật bác thợ trong văn bản “Nhát đinh của bác thợ” của Phong Thu.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Phẩm chất cần mẫn, tỉ mỉ:
+ Bác thợ luôn làm việc với sự cẩn trọng và kiên nhẫn.
+ Thực hiện từng nhát đinh với tâm huyết, không cẩu thả dù là chi tiết nhỏ.
- Tinh thần trách nhiệm cao:
+ Bác không chỉ chú trọng vào công việc trước mắt mà còn nghĩ đến an toàn lâu dài cho ngôi nhà và gia đình sống trong đó.
+ Coi trọng từng nhát đinh vì nó quyết định đến chất lượng công trình.
- Lòng yêu nghề và sự tận tâm:
+ Bác thợ làm việc không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ mà còn để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đem lại sự yên tâm cho mọi người.
+ Tâm huyết và sự tận tâm là điều nổi bật trong con người bác, qua đó thể hiện niềm tự hào với nghề mộc.
Có sự sáng tạo trong cách viết.
Câu 7:
Bữa cơm gia đình là giây phút mà cả gia đình quây quần, sum họp bên nhau, em hãy viết bài văn nghị luận xã hội bằng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của bữa cơm gia đình.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bữa cơm gia đình là giây phút mà cả gia đình quây quần, sum họp bên nhau, em hãy viết bài văn nghị luận xã hội bằng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của bữa cơm gia đình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về bữa cơm gia đình: Là giây phút quan trọng để các thành viên quây quần, chia sẻ và gắn kết.
2. Thân bài:
- Ý nghĩa của bữa cơm gia đình:
+ Gắn kết tình cảm: Là thời gian để mọi người chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và hiểu nhau hơn.
+ Tạo dựng không khí ấm áp, yêu thương: Bữa cơm giúp các thành viên cảm nhận được sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau.
+ Giá trị tinh thần: Giúp giải tỏa căng thẳng, tạo cảm giác an lành và tiếp thêm động lực sau một ngày làm việc, học tập.
- Thực trạng hiện nay:
+ Nhiều gia đình ít có thời gian ăn chung vì cuộc sống bận rộn, dẫn đến sự xa cách và thiếu kết nối.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng của bữa cơm gia đình.
- Kêu gọi mỗi người hãy trân trọng và duy trì thói quen ăn cơm cùng gia đình để gắn kết yêu thương.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.