IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 10)

  • 299 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận


Câu 2:

Hãy liệt kê những tác hại của thói đố kị trong đoạn trích.

Xem đáp án

- Khiến con người cảm thấy mệt mỏi, hạn chế sự phát triển của mỗi người, khiến lãng phí thời gian.

- Không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn, khiến đánh mất cơ hội thành công của chính mình.


Câu 3:

Theo đoạn trích, em hiểu thế nào là “khác biệt” và “bình đẳng”?

Xem đáp án

Học sinh có thể giải thích bằng những cách hiểu khác nhau nhưng về cơ bản:

+ Khác biệt: là khác nhau, có những nét riêng làm cho có thể phân biệt được với nhau. Nghĩa là tạo hoá đã tạo ra mỗi con người trong sự duy nhất và không có ai hoàn toàn giống ai, cả về diện mạo lẫn tính cách, mỗi người đều độc lập.

+ Bình đẳng: là ngang hàng nhau. Nghĩa là ai cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Chúng ta được học tập, được tự do, được lựa chọn, được mơ ước,... và ai cũng có cơ hội phát triển bản thân, không ai cản trở ta các quyền ấy.


Câu 4:

Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong câu văn sau:

Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó”.

Xem đáp án

Học sinh chỉ rõ và nêu được hiệu quả biểu đạt của một biện pháp nghệ thuật nổi bật:

- Biện pháp nghệ thuật tương phản: “Người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp - kẻ thất bại lại không làm được điều đó”.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự trái ngược giữa người thành công - người không đố kị với người thất bại - người đố kị để làm rõ sự ích kỉ, nhỏ nhen của người có tính đố kị và sự tích cực của người thành công.

+ Tạo sự cân xứng, hài hòa cho câu văn, làm nổi bật ý cần diễn đạt, từ đó nhắc nhở mỗi người tránh xa thói đố kị, có thái độ sống tích cực.


Câu 5:

Bức thông điệp có ý nghĩa mà em nhận được từ đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Học sinh có thể trình bày những bức thông điệp theo ý kiến cá nhân nhưng phải phù hợp. Ví dụ học sinh có thể chọn:

- Đố kị là thói xấu cần tránh xa vì sẽ gây hại cho bản thân và cho cộng đồng

- Trước thành công của người khác cần chia sẻ và có niềm vui thật sự chân thành bởi đó là cách ứng xử của người có văn hóa.

Hãy trân trọng những điểm khác biệt của mình vì ai cũng có những điểm riêng. Vì vậy, cần phải biết phát triển điểm khác biệt thành điểm mạnh của mình.

(Hoặc học sinh có thể nêu các bức thông điệp khác có ý nghĩa với bản thân nhưng phải lý giải được: Vì sao bức thông điệp đó lại có ý nghĩa.)


Câu 6:

Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về khát vọng của mỗi người trong cuộc sống.

Xem đáp án

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Giải thích khát vọng là gì: Khát vọng là những ước mơ, mong muốn và mục tiêu mà con người hướng đến.

- Ý nghĩa của khát vọng:

 Giúp con người có mục tiêu rõ ràng, kiên trì phấn đấu.

+ Tạo động lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

+ Giúp phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.

- Dẫn chứng: Những tấm gương vượt khó để đạt được thành công nhờ nuôi dưỡng khát vọng (ví dụ: Nick Vujicic, Bill Gates,...).

- Bài học: Khát vọng phải đi đôi với hành động, không được ảo tưởng và biết điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh.

 sự sáng tạo trong cách viết.


Câu 7:

Phân tích bài thơ “Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích bài thơ “Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn.

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Bùi Minh Tuấn và bài thơ “Khát vọng”.

- Khái quát nội dung bài thơ: Bài thơ thể hiện khát vọng sống mãnh liệt, khao khát vươn lên và tự khẳng định bản thân của con người.

2. Thân bài:

a. Khát vọng vươn lên mạnh mẽ và ý chí tự khẳng định mình:

- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh tự nhiên: cánh chim, dòng sông, ngọn gió, biển cả. Những hình ảnh mang tính biểu tượng cho sự tự do, ước mơ và hoài bão của con người.

- Khát vọng tự do, muốn phá bỏ mọi giới hạn để bay cao, bay xa như cánh chim vượt qua sóng gió.

- Khẳng định giá trị bản thân qua những vần thơ giàu cảm xúc, đầy tính triết lí.

b. Ý nghĩa của sự đấu tranh, kiên trì để đạt được khát vọng:

- Bài thơ khơi gợi sự đấu tranh bền bỉ, kiên định để vượt qua mọi trở ngại trên con đường hiện thực hóa ước mơ.

- Khát vọng không chỉ là ước muốn mà là động lực để con người hành động, vượt qua khó khăn để chạm đến đích.

c. Thông điệp về khát vọng sống và tình yêu cuộc đời:

- Thông qua hình ảnh thiên nhiên rộng lớn và những biểu tượng ý nghĩa, bài thơ gửi gắm thông điệp về khát vọng sống mãnh liệt.

- Tình yêu với cuộc sống, mong muốn chinh phục thử thách để khẳng định sự tồn tại ý nghĩa của con người.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của bài thơ “Khát vọng”.

- Bài thơ không chỉ đơn thuần ca ngợi ước mơ mà còn là lời nhắn nhủ về sự nỗ lực, kiên trì và quyết tâm trong cuộc sống.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.   

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.


Bắt đầu thi ngay