20 câu trắc nghiệm Văn 9 KNTT tìm hiểu văn bản Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi có đáp án
20 câu trắc nghiệm Văn 9 KNTT tìm hiểu văn bản Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi có đáp án
-
63 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo người viết, Thằng quỷ nhỏ có những đặc điểm gì?
Hàm chứa những thông điệp sâu sắc và gợi mở nhiều suy ngẫm về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Theo người viết, chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong nhan đề có ý nghĩa gì?
Để chỉ sự kì dị trong nhân dạng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Đâu là những nét kì dị gắn trên gương mặt Quỳnh và trở thành dấu hiệu thường trực để nhận biết nhân vật?
Hai vành tai to, có tâm trạng lại ve vẩy như cánh bướm, chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Theo tác giả, nhận dạng lạ lẫm đã ảnh hưởng đến cậu bé Quỳnh như thế nào?
Phải chịu thân phận của một kẻ lạc loài.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Tác giả đã dùng dẫn chứng nào để cho rằng giữa Quỳnh và lớp trưởng Hạnh – người luôn mẫu mực và trấn áp những kẻ bày trò với Quỳnh cũng có khoảng cách?
Bàn có hai người nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Lớp học của Nguyễn Nhật Ánh trong truyện Thằng quỷ nhỏ có gì khác với những lớp học trong những câu chuyện khác của ông?
Là một ngoại lệ với chiếc bàn chỉ có hai người ngồi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Theo tác giả, khoảng trống ở bàn học có ý nghĩa gì?
Là khoảng không ngăn cách Quỳnh với thế giới còn lại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Tác giả đã nhận xét như thế nào về cuộc sống của nhân vật Quỳnh.
Lạc lõng, lạc loài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
Điều gì về Quỳnh đã trở thành bí mật với cả lớp?
Sự bất hạnh trong cuộc sống.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Theo người viết, điều gì trong con người Quỳnh đã bị che lấp mất đi khi bị cô lập?
Những phẩm chất đẹp đẽ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
Tác giả đã dùng dẫn chứng nào dưới đây để chứng minh cho lí lẽ: “Những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện lên nhưng không ai nhận thấy giá trị đích thực của nó”?
Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
Theo tác giả, với những gì đã làm cho bạn vè và những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình, Quỳnh là một người như thế nào?
Có trái tim nhân hậu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Đâu là một trong những luận điểm chính trong bài viết?
Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Đâu là một trong những luận điểm chính trong bài viết?
Những phẩm chất cần có ở một tác phẩm cho thiếu nhi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Theo tác giả, trong một cộng đồng, số phận một người có nhân dạng dị thường lạc loài sẽ như thế nào?
Khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Nhận xét về cách lấy dẫn chứng để khẳng định lí lẽ, quan điểm của tác giả:
Tác giả trích dẫn dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp, có sự chọn lọc, phù hợp với từng quan điểm, lí lẽ của bài viết
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:
Theo người viết, vì sao Nguyễn Nhật Ánh lại xây dựng chân dung nhân vật Khải đẹp trai, là học sinh tiên tiến và cũng thích Nga như Quỳnh?
Để tô đậm cái thân phận lạc loài của Quỳnh trong mắt Nga.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Theo người viết, vì sao Nga ghét Khải nhưng với Quỳnh thì lại thấy sợ?
Vì nỗi sợ ấy là sự xa cách với kẻ khác loại với mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19:
Chuẩn mực xã hội là gì?
Là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định kiểu hành vi gì là chấp nhận được trong một xã hội hay một nhóm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20:
Theo em, vì sao văn học thiếu nhi không nên có những nhân vật hoàn hảo?
Vì thiếu nhi là độ tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách, những nhân vật phải được đan xen những mặt tốt và những mặt chưa tốt để các em nhận ra và dần hoàn thiện chính mình.
Đáp án cần chọn là: A