Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Phòng

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Phòng

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Phòng

  • 72 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định luận đề của văn bản trên.

Xem đáp án
Luận đề của văn bản: Bàn về ý nghĩa của nụ cười/ giá trị của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2:

Em hiểu gì về thái độ của tác giả khi bàn về vấn đề trên?

Xem đáp án

Thái độ của tác giả:

- Ca ngợi ý nghĩa của nụ cười; khẳng định tiếng cười và tinh thần lạc quan sẽ luôn mang đến cho mỗi người một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Đề cao những người biết sống lạc quan, yêu đời; mong muốn mọi người hãy luôn mỉm cười và suy nghĩ tích cực dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào.

Câu 3:

Bài học nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?
Xem đáp án

- HS nêu một bài học phù hợp với nội dung của văn bản. (Gợi ý: Hãy luôn vui vẻ, lạc quan, hướng về phía trước, hướng đến những điều tốt đẹp; hãy lan toả năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh bằng tiếng cười và sự hài hước của chính mình; đừng bao giờ đánh mất nụ cười trong cuộc sống…)

- Lí giải một cách hợp lí, thuyết phục.

Câu 4:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ:

Mùa vải chín

Em về Hải Phòng mùa vải tháng 5

Tu hú xốn xang gọi bầy xây tổ

Nắng bồng bềnh gửi mây vào nỗi nhớ

Chùm vải vườn nhà ngẩn ngơ đỏ đuôi.

                                                  

Lúa chín vàng, hương cau, hương ổi

Miền đất mỡ màu cây trái xum xuê

Dòng sông xanh nước chảy say mê

Chở nặng phù sa bốn mùa kết trái.

 

Vải tháng 5 anh vin, em hái

Nghĩa đượm tình quê thơm thảo mặn nồng

Vải: Bát Tràng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo...

Gom nắng, gom mưa vị ngọt thơm hồng.

                                   

Gió nồm nam thổi chiều thơ mộng

Canh cua cà muối mẹ chờ con

Rạ rơm quấn quýt hương đồng nội

Xoã... vào màu vải ánh trăng non!

(Dẫn theo Thơ trong mùa nắng, Nguyễn Thị Thuý Ngoan,

Báo Điện tử Hải Phòng, ngày 10/06/2023)

Chú thích: Nguyễn Thị Thuý Ngoan sinh năm 1951, quê ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Thơ của bà dung dị, lắng sâu; thường sử dụng những chi tiết của đời sống thường nhật làm phát lộ những tứ thơ độc đáo, như quen như lạ, có sức cuốn hút mạnh mẽ.

Xem đáp án

a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn:

 Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

b. Xác định đúng yêu cầu về nội dung:

Xác định đúng nội dung đoạn văn: Cảm nghĩ về bài thơ Mùa vải chín của tác giả Nguyễn Thị Thúy Ngoan.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn:

* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung đoạn văn, sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật:

 + Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp...) của bài thơ: Cảm xúc xốn xang trước vườn vải quê nhà cùng niềm say mê, quyến luyến trước vẻ đẹp trù phú, thấm đượm nghĩa tình của mảnh đất quê hương. Từ đó, ca ngợi vẻ đẹp bức tranh quê vào mùa vải chín và bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào về quê hương của tác giả…

+ Cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật (hình ảnh mộc mạc, thi vị (tu hú xốn xang, nắng bồng bềnh, chùm vải ngơ ngẩn đỏ đuôi…), từ láy (xốn xang, bồng bềnh, xum xuê, quấn quýt), phép tu từ nhân hoá, điệp ngữ, liệt kê…) và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát cảm nghĩ về bài thơ.

* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định.

- Trình bày rõ cảm nghĩ và hệ thống các ý.

- Sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nghĩ về bài thơ.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo

Thể hiện cảm nghĩ sâu sắc về bài thơ; có cách diễn đạt mới mẻ

Câu 5:

Hiện nay một bộ phận giới trẻ thiếu kết nối với gia đình. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cần giải quyết trên.

Xem đáp án

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hiện nay một bộ phận giới trẻ thiếu kết nối với gia đình.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

a. Giải thích vấn đề nghị luận:

- Gia đình là gì?

- Giới trẻ thiếu kết nối gia đình là gì?

b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:

*  Phân tích các khía cạnh của vấn đề:

- Việc thiếu kết nối với gia đinh đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến ở nhiều người trẻ hiện nay. Đó không còn chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề của xã hội.

- Nguyên nhân thực trạng trên xuất phát từ những áp lực công việc, học tập, xã hội; do sự phát triển của khoa học công nghệ, giới trẻ ngày nay thường dành nhiều thời gian “sống” trên các trang mạng xã hội thay vì các tương tác trực tiếp với gia đình; xuất phát từ mong muốn lẫn nhu cầu độc lập của giới trẻ...

- Thiếu kết nối với cha mẹ khiến cho mối quan hệ gia đình, xã hội ngày càng trở nên lỏng lẻo và lạnh lùng hơn; bản thân thấy cô đơn, cô lập, dần cảm thấy mất phương hướng và mất niềm tin vào bản thân, tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, tăng nguy cơ trầm cảm...

* Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Đề xuất giải pháp khả thi và có tính thuyết phục:

- Tăng cường các hoạt động giao lưu trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình.

- Ông bà, bố mẹ tạo cơ hội để người trẻ được chia sẻ cảm xúc, quan điểm của mình.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của gia đình và ý nghĩa của sự kết nối gia đình...

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Bắt đầu thi ngay