Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 5 )
-
302 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó là gì?
Ngôi kể thứ nhất. Tác dụng: bày tỏ chân thực, sâu sắc diễn biến tâm lí, cảm xúc của nhân vật, người trực tiếp tham gia câu chuyện.
Câu 2:
Em hiểu như thế nào về câu văn “Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.”?
“Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.” có nghĩa là:
- Khám phá ra những điều mới mẻ, độc đáo không có nghĩa là giả dối, ngụy trang những điều không có thật.
- Khẳng định tầm quan trọng của lòng trung thực; khuyên con người khám phá ra những điều mới.
Câu 3:
Nhận xét về thái độ, tình cảm của người cha trong văn bản trên?
Người cha trong văn bản trên là một người trung thực, dám thừa nhận hạn chế của bản thân để từ đó răn dạy người con những bài học tốt đẹp như bao dung, trung thực, lạc quan, giàu tình yêu thương.
Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa nhất với em qua truyện ngắn này là gì?
HS rút ra những thông điệp có ý nghĩa với bản thân.
Ví dụ:
+ Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.
+ Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.
- Có lí giải phù hợp.
Câu 5:
Từ phần đọc hiểu ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và thành phần tình thái. Gạch chân và chú thích.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Trung thực có nghĩa là: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật.
- Ý nghĩa của trung thực: tạo sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người, tạo thói quen tự lập, biết tự chịu trách nhiệm với công việc của mình, từ đó luôn có chí hướng phấn đấu rèn luyện để hoàn thiện mình.
Dẫn chứng: trung thực trong thi cử, trong các mối quan hệ.
- Phản đề: 1 bộ phận người thiếu trung thực gây nên những hậu quả đáng tiếc.
- Bài học: Mỗi học sinh cần rèn luyện đức tính trung thực từ những việc làm nhỏ nhất.
- Câu ghép: Đức tính trung thực là nền tảng đạo đức nhưng một số người lại coi nhẹ điều đó.
- Thành phần tình thái: có thể, có lẽ, chắc chắn…
Có sự sáng tạo trong cách viết
Câu 6:
Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bài học tuổi thơ của tác giả Nguyễn Quang Sáng ở phần đọc - hiểu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bài học tuổi thơ của tác giả Nguyễn Quang Sáng ở phần đọc - hiểu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm.
2. Thân bài
- Chủ đề: Đề cao tính trung thực.
- Nội dung:
+ Câu truyện đơn giản: kể về một bài văn bị điểm 0 của cậu học trò lớp 6. Đề văn là “Tả ba em làm việc vào ban đêm” nhưng cậu bé lại nộp giấy trắng cho cô giáo, chỉ tới khi cô giáo hỏi cậu rằng vì sao cậu không làm bài thì mọi người mới lặng người đi khi biết rằng cậu bé không có cha.
+ Cậu bé trong câu truyện đã chấp nhận rằng mình có thể sẽ bị mắng, bị trách tội cũng như bị điểm kém vì đã không hoàn thành bài tập được cô giáo giao. Thế nhưng, cậu đã dũng cảm thừa nhận những điều ấy vì cậu không muốn sống là một người giả dối.
- Nghệ thuật:
+ Tình tiết truyện tuy không có sự cao trào đến nghẹt thở, nhưng lại tạo nên một chi tiết đẹp đối với câu truyện.
+ Ngôn ngữ tự sự kể như đang cùng độc giả trò chuyện, với những câu chuyện đời thường từ ấy mới lại càng khiến độc giả cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa câu truyện.
- Đánh giá đoạn trích:
+ Ngợi ca sự trung thực trong cuộc sống
+ Thể hiện tính triết lý trong văn chương của tác giả Nguyến Quang Sáng.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của truyện ngắn “Bài học tuổi thơ”.
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học: Sự trung thực là nền tảng quan trọng giúp mỗi người trưởng thành và thành công trong cuộc sống.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.