IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)

  • 303 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Vì sao tụi nhỏ lại giấu gói bông hạt giống của ông già?

Xem đáp án

Vì thương ông già vất vả, cứ lụi hụi cho cực thân.


Câu 3:

Nhan đề “Hạt gửi mùa sau” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Nhan đề “Hạt gửi mùa sau” có ý nghĩa:

+ Giữ lại hạt để mùa sau gieo trồng.

+ Giữ lại những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ sau.

+ Giáo dục thế hệ sau gìn giữ và phát triển những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước để lại.


Câu 4:

Anh/chị có cảm nhận như thế nào trước hành động trồng bông của ông già?

Xem đáp án

HS trả lời theo nhiều cách. Sau đây là định hướng:

- Ông già là một người rất chăm chỉ, cần mẫn, yêu hoa.

- Ý nghĩa của hành động: không chỉ thể hiện tình yêu hoa của ông già, trồng hoa để làm đẹp trong ngày tết mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: ươm mầm những điều tốt đẹp cho đời sau; giáo dục tụi trẻ về tinh thần lao động, duy trì nếp nhà cũng như những phong tục lâu đời, tốt đẹp của cha ông.


Câu 5:

Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

Xem đáp án

HS trả lời thông điệp theo nhiều cách. Sau đây là gợi ý:

- Trân trọng tình cảm gia đình.

- Biết giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của thế hệ ông cha để lại.

- Yêu lao động…

Lí giải hợp lí đều có thể cho điểm.


Câu 6:

Nêu cảm nhận của em về nhân vật ông già bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.

Xem đáp án

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Sự tận tâm và kiên trì: Ông già trân trọng từng hạt bông, chuẩn bị đất, tưới nước, dù cực nhọc nhưng vẫn không ngừng gieo trồng mỗi dịp Tết.

- Tình yêu thiên nhiên và ý nghĩa của việc trồng bông: Không chỉ để làm đẹp, ông trồng bông như một cách để giữ gìn nếp nhà, phong tục xưa.

- Nỗi buồn khi thiếu đi đám bông: Khi không tìm thấy hạt bông, ông buồn bã, thất thần, chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc mà bông hoa mang lại.

- Niềm vui và sự gắn bó: Tìm lại được hạt bông, ông vui mừng và lại bắt đầu công việc một cách hào hứng.

 sự sáng tạo trong cách viết.


Câu 7:

Qua tác phẩm Hạt gửi mùa sau của Nguyễn Ngọc Tư trong phần Đọc hiểu, ta thấy được một số vấn đề đáng bàn luận như tình cảm gia đình, giáo dục về tinh thần lao động,.. Anh/chị hãy bàn luận về một vấn đề mà mình quan tâm nhất từ tác phẩm.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Một số vấn đề đáng bàn luận như tình cảm gia đình, giáo dục về tinh thần lao động,.. 

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu truyện kể: “Hạt gửi mùa sau” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

- Dẫn dắt vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm.

2. Thân bài

* Phần 1: Trong tác phẩm

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

b. Giới thiệu vấn đề xã hội trong tác phẩm

c. Giải thích vấn đề xã hội trong tác phẩm

d. Biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm

e. Ý nghĩa của vấn đề trong tác phẩm.

* Phần 2: Trong đời sống (trọng tâm)

a. Sự cần thiết của vấn đề trong đời sống

b. Biểu hiện cụ thể của vấn đề trong đời sống

c. Ý nghĩa của vấn đề trong đời sống

d. Phản đề

e. Bài học nhận thức và hành động:

3. Kết bài:

Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.


Bắt đầu thi ngay