Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
-
300 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Câu chuyện trên được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 2:
Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật nào?
Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật Tôi.
Câu 3:
Nội dung chính của truyện kể về điều gì?
Nội dung chính của truyện: Những kí ức của “tôi” về gia đình, về những buổi chiều ra ngõ ngóng người thân trở về
Câu 4:
Theo anh/chị hành động “lấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Hành động “lấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng chờ đợi, nhớ mong bố mẹ của nhân vật.
Câu 5:
Từ tình cảm của người anh dành cho em gái, anh/chị hãy rút ra bài học ứng xử có ý nghĩa nhất cho bản thân.
Bài học:
- Tình cảm của người anh: che chở, vỗ về, tha thứ cho em nhỏ.
- Học sinh tự rút bài học ứng xử cho bản thân.
Gợi ý: Phải biết yêu thương, chăm sóc, che chở, nâng đỡ người thân của mình.
(Học sinh có thể rút ra bài học ứng xử khác nhau. Tuy nhiên bài học cần hợp lí, tích cực)
Câu 6:
Từ nội dung của truyện, anh/chị có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong đời sống hiện nay? (Viết đoạn văn khoảng 200 chữ)
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Tình cảm gia đình vô cùng quan trọng đối với mỗi con người.
- Nếu con người biết trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình thì đó sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc sống.
- Nếu tình cảm gia đình không được coi trọng, không được vun bồi, xây đắp thì con người sẽ mất đi niềm tin, chỗ dựa…
(Học sinh có thể suy nghĩ khác với gợi ý. Tuy nhiên suy nghĩ cần thuyết phục)\
Có sự sáng tạo trong cách viết.
Câu 7:
Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Thị Huyền trang, tác phẩm Ga tàu tuổi thơ và vấn đề nghị luận.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Tóm tắt câu chuyện.
- Phân tích các nghệ thuật tự sự đặc sắc của tác phẩm.
+ Chọn ngôi kể thứ nhất: Nhân vật “tôi” mang dáng dấp tác giả, là loại nhân vật vừa khách quan vừa chủ quan; trực tiếp bộc bạch nỗi lòng.
+ Điểm nhìn nghệ thuật: từ điểm nhìn của nhân vật Tôi
+ Đặt nhân vật rơi vào một tình thế khiến nhân vật giác ngộ (tình huống nhận thức): Bố mẹ mang em út đi chữa bệnh, nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau, chiều chiều ra ngõ ngóng bố mẹ, bị lũ trẻ con trong xóm trêu chọc, anh cõng em đi tìm bố mẹ, anh đã là cái “nóc nhà” để che chở, vỗ về và tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình.
+ Cốt truyện đơn giản kể về những chuyến đi của bố mẹ và những buổi chiều ra ngõ ngóng trông người thân trở về, văn phong nhẹ nhàng mà thấm thía
+ Ngôn từ giản dị, hiện đại, mang đậm hơi thở cuộc sống
- Đánh giá:
+ Đánh giá về các phương diện nghệ thuật trong việc góp phần làm nên vẻ đẹp của tác phẩm: câu chuyện kể về những kí ức tuổi thơ đã khắc sâu trong tâm trí của nhân vật tôi; thông qua những kí ức đó, hiểu được tình cảm các thành viên trong gia đình dành cho nhau; ngợi ca tình cảm gia đình, tầm quan trọng của gia đình.
+ Đánh giá về tài năng và phong cách của nhà văn: Nghệ thuật tự sự của truyện ngắn đã góp phần tô đậm nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.