Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 7)
-
305 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Nội dung đoạn trích thể hiện điều gì?
Thể hiện một thế giới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên.
Đưa người đọc về với miền kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ.
Làm sống dậy những tình cảm đẹp đẽ với những người thân yêu nhất.
Câu 3:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu “Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá”.
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
- Tạo tính sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn.
- Nhấn mạnh ấn tượng về ngoại hình của nhân vật tôi vì phải học hành vất vả.
Câu 4:
Chi tiết “Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng” gợi cho anh, chị suy nghĩ gì về tình cảm của nhân vật tôi đối với người mẹ của mình?
- Người con trong câu chuyện cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc, nỗi lo lắng của người mẹ dành cho mình nên cố gắng làm cho mẹ vui lòng. Đó là vẻ đẹp của lòng hiếu thảo.
- Học sinh trình bày theo cách hiểu và có lí giải hợp lí, thuyết phục.
Câu 5:
Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? Vì sao?
Học sinh trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của văn bản và mang tính đạo đức, nhân văn.
Câu 6:
Anh/ chị có cảm nhận như thế nào về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên? Thể hiện bằng 1 đoạn văn ngắn.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Hoàn cảnh của nhân vật “tôi”:
+ Căng thẳng, áp lực học hành: “học bù đầu”, “người xanh như tàu lá”.
+ Bị ám ảnh bởi việc ăn bí đỏ mỗi ngày nhưng vẫn cố gắng vì mẹ.
- Tình cảm gia đình:
+ Ba: Hay đùa để động viên, hứa mua xe đạp nếu đạt thành tích.
+ Mẹ: Quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của con, dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng đầy yêu thương.
- Tính cách và cảm xúc của nhân vật “tôi”:
+ Hiếu thảo, cố gắng học để làm ba mẹ vui lòng.
+ Tính cách hồn nhiên, hài hước: Tạm biệt trái bí bằng câu nói dí dỏm.
Có sự sáng tạo trong cách viết.
Câu 7:
Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự khích lệ, động viên của cha mẹ đối với con trong học tập và trong cuộc sống.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự khích lệ , động viên của cha mẹ đối với con trong học tập và trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Gợi ý:
- Những lời nói mang tính động viên của cha mẹ sẽ giúp con tự tin vào khả năng cũng như hình thành tư duy tích cực, lòng tự trọng của con được phát triển, con sẽ tin tưởng vào bản thân nhiều hơn và sẵn sàng đối mặt với những thử thách trên hành trình của mình.
- Những lời khích lệ, động viên thường xuyên của cha mẹ sẽ tạo động lực cho các con cố gắng phấn đấu hoàn thành mục tiêu của mình, trở nên có trách nhiệm trước mỗi quyết định mà mình đưa ra.
- Những lời khích lệ, động viên thường xuyên của cha mẹ giúp các con phát huy hết khả năng của mình. Đặc biệt khi con vừa trải qua một thất bại, chán nản với kết quả không được như mình mong đợi.
- Lời động viên của cha mẹ còn giúp sự gắn kết giữa cha mẹ và con trở nên thân thiết như những người bạn. Con có thể thoải mái chia sẻ, không e dè, ngại ngùng khi bày tỏ những tâm tư của mình. Điều này sẽ giúp con không còn cảm thấy cô độc hay khép mình lại với chính những người thân. Đồng thời các con cũng sẽ biết học cách chia sẻ, bày tỏ quan điểm riêng để mọi người có thể hiểu về mình hơn.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.