Anh/ chị có cảm nhận như thế nào về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên? Thể hiện bằng 1 đoạn văn ngắn.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Hoàn cảnh của nhân vật “tôi”:
+ Căng thẳng, áp lực học hành: “học bù đầu”, “người xanh như tàu lá”.
+ Bị ám ảnh bởi việc ăn bí đỏ mỗi ngày nhưng vẫn cố gắng vì mẹ.
- Tình cảm gia đình:
+ Ba: Hay đùa để động viên, hứa mua xe đạp nếu đạt thành tích.
+ Mẹ: Quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của con, dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng đầy yêu thương.
- Tính cách và cảm xúc của nhân vật “tôi”:
+ Hiếu thảo, cố gắng học để làm ba mẹ vui lòng.
+ Tính cách hồn nhiên, hài hước: Tạm biệt trái bí bằng câu nói dí dỏm.
Có sự sáng tạo trong cách viết.
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu “Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá”.
Chi tiết “Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng” gợi cho anh, chị suy nghĩ gì về tình cảm của nhân vật tôi đối với người mẹ của mình?
Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? Vì sao?
Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự khích lệ, động viên của cha mẹ đối với con trong học tập và trong cuộc sống.