Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ:
Thưở lâm hành oanh chưa bén chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã giục oanh già,
Ý nhi(4) lại gáy trước nhà líu lo
Thưở đăng đồ(5 )mai chưa dạn gió,
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.
Nay đào đã quyến gió đông
Phù dung lại đã bên song bơ xờ.
- Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ: Thuở…chưa…Hỏi ngày về…nay…
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu tha thiết, khắc khoải, làm cho lời thơ sinh động, hấp dẫn, giàu tình gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn manh, làm nổi bật khoảng cách thời gian li biệt của hai vợ chồng.
+ Qua đó thể hiện nỗi nhớ nhung, sầu muộn và lo lắng cho chồng của người chinh phụ. Đồng thời cho thấy sự đồng cảm của tác giả với tình cảnh của người chinh phụ.
Phân tích đoạn thơ sau sau:
Người lên ngựa kẻ chia bào(1),
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san(2).
Dặm hồng bụi cuốn chinh an(3),
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường(4)
(“Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,
NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr. 142-143)
Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Qua tâm sự của nhân vật người chinh phụ trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Đoạn trích trên đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa nào?
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về ý nghĩa của tình thương yêu trong cuộc sống.
Tâm trạng của người chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh nào? Nêu một chi tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy?