Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là
A. chính sách trung lập của Mĩ.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
D. sự hiếu chiến của đế quốc Đức.
Đáp án: B
Nguyên nhân sâu xa:
+ Đầu thế kỷ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
Duyên cớ: Tình hình căng thẳng ở Ban – căng từ năm 1912 đến năm 1913 tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28 – 6 1914 Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc – bi ám sát tại Bô – xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo bèn chộp lấy cơ hội đó để gây ra chiến tranh.
=> Như vậy, do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, giữa các nước đế quốc tồn tại mâu thuẫn không thể điều hòa được về vấn đề thuộc địa. Điều đó quy định tính tất yếu của cuộc chiến tranh. Còn duyên cớ - sự kiện Thái tử Áo – Hung bị ám sát – chỉ có tác dụng làm chiến tranh nổ ra sớm hay muộn.
=> mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
Điểm giống nhau cơ bản giữa Cách mạng Lào và nước ta từ năm 1945 - 1975 là
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Điểm nào dưới đây là sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ Latinh:
Lợi thế cơ bản mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại cho nước Mĩ là
Lễ ký hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (7/1953) trên bán đảo Triều Tiên chứng tỏ:
Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng của Trung Quốc thời phong kiến là
Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam (1954) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi?