Điểm nổi bật trong việc xác định hướng tiến công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. đánh vị trí xung yếu, quan trọng
B. tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
C. đánh bất ngờ, giành thế chủ động
D. đánh vị trí hiểm trở để chắc thắng
Đáp án A
Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận công kiên lớn nhất – đánh trực diện vào vị trí kiên cố của giặc. Lần đầu ta phối hợp đánh hiệp đồng binh chủng với sự tham tham của lực lượng bộ binh và pháo binh mạnh; trong trận đánh này, pháo binh đánh mở màn, áp chế địch quân, mở cửa và tạo thời cơ để bộ binh tiến lên tiêu diệt địch; là bất ngờ lớn nhất ta giành cho địch góp phần to lớn tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất, "chưa từng có" ở Đông Dương.
=> Đánh trực diện vào vị trí kiên cố của địch (đánh vị trí xung yếu của địch) là một trong những nét nổi bật về nghệ thuật quân sự của quân đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chú ý:
*Theo đáp án của trường là B.
- Nhưng theo tư liệu: (2) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2001, t. 14, tr. 21 – 23 thì Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) xác định: phương hướng chiến lược của ta là tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch mở rộng vùng tự do, tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Bắc Bộ => Cũng có nghĩa đây là chủ trương của Đảng trong Đông – xuân 1953 – 1954 -> Thuộc nội dung các cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954 (sgk 12 trang 147)
- Ngày 20-12-1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân ủy Trung ương báo cáo tình hình chiến sự và tình hình Điện Biên Phủ, thông qua chủ trương, kế hoạch quân sự và chính thức hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Như vậy, từ chỗ tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu đến chỗ chọn Điện Biên Phủ - nơi mạnh nhất của địch lúc đó - để tiêu diệt là một quyết định đúng đắn, đầy bản lĩnh của Đảng ta, mở ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến => Nghĩa là cùng thời gian đảng ta quyết định thông qua kế hoạch tác chiến và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (sgk 12 trang 150)
=> Dựa vào tư liệu trên cho thấy đáp án A hợp lí và chính xác hơn
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945) vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của nước
Thắng lợi to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945-1950) là
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
Nguyên nhân nào sau đây không phải là yếu tố làm cho nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh từ năm 1950 đến năm 1973 ?
“Không! chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” được trích trong văn bản nào?
Chủ trương “tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa gì?
Báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào?
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) ?
Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ là một trong những tác động của
Sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã đưa Ấn Độ từ năm 1995 trở thành
Phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm nào tương đồng so với phong trào cách mạng 1930-1931?
Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu những năm 1930 là
Xác định điểm khác nhau cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ nửa sau thế kỉ XX và cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII- XIX ?