IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/06/2021 304

Ba biện pháp chiến lược được Mĩ thực hiện trong thời gian tiến hành "chiến tranh đặc biệt" là:

A. Tố cộng diệt cộng - tăng cường hệ thống cố vấn Mĩ - mở những cuộc hành quân "tìm diệt".

B. Xây dựng hệ thống ngụy quyền - tăng cường cố vấn Mỹ - ban hành Luật 10-59

C. Xây dựng hệ thống ấp chiến lược - tăng cường cố vấn Mỹ - củng cố ngụy quyền

Đáp án chính xác

D. Xây dựng hệ thống ấp chiến lược - tăng cường cố vấn Mỹ - ban hành "Luật Người cày có ruộng"

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Để tránh thất bại hoàn toàn ở miền Nam Việt Nam sau cuộc "Đồng khởi" (1959-1960), Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược, từ chiến lược "Chiến tranh đơn phương" (l954-1960) sang chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965). Chiến tranh đặc biệt nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm thực hiện âm mưu bá chủ toàn cầu. Với âm mưu cơ bản là "dùng người Việt trị người Việt", để thực hiện kế hoạch chiến lược trên, Mỹ tăng nhanh viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam số lượng ngày càng lớn "cố vấn" quân sự và lực lượng hỗ trợ chiến đấu. Đồng thời, dựa vào lực lượng quân sự và bằng những cuộc hành quân càn quét, chính quyền Sài Gòn đã ráo riết dồn dân, lập “Ấp chiến lược”. "Ấp chiến lược" được coi là "quốc sách" và gần như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình "bình định" miền Nam. Như vậy, đáp án của câu hỏi phải là xây dựng hệ thống ấp chiến lược - tăng cường cố vấn Mỹ - củng cố ngụy quyền

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong "Chiến tranh cục bộ"?

Xem đáp án » 18/06/2021 975

Câu 2:

Tinh thần "Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng" và khí thế "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:

Xem đáp án » 18/06/2021 732

Câu 3:

Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của hai Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?

Xem đáp án » 18/06/2021 440

Câu 4:

“Chiến tranh đặc biệt “ thuộc hình thức nào trong chiến lược toàn cầu của Mỹ?

Xem đáp án » 18/06/2021 425

Câu 5:

Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ xảy ra vào năm nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 374

Câu 6:

Mỹ mở cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 nhằm hai hướng chiến lược chính là:

Xem đáp án » 18/06/2021 343

Câu 7:

Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong hơn 2 năm (1954 – 1956) miền Bắc nước ta đã tiến hành

Xem đáp án » 18/06/2021 331

Câu 8:

Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 288

Câu 9:

Giữa tháng 5 – 1956, Pháp rút quân trong khi tình hình thực hiện Hiệp định Giơnevơ thế nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 283

Câu 10:

Điểm tương đồng nào dưới đây thể hiện, trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến 1975 là

Xem đáp án » 18/06/2021 272

Câu 11:

"Phong trào hòa bình" bắt đầu bùng lên ở đâu?

Xem đáp án » 18/06/2021 271

Câu 12:

Đâu là điểm hơn hẳn của Hiệp định Pa-ri so với Hiệp định Giơ-ne-vơ?

Xem đáp án » 18/06/2021 266

Câu 13:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?

Xem đáp án » 18/06/2021 254

Câu 14:

Từ 1953 - 1957, nước ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất ?

Xem đáp án » 18/06/2021 252

Câu 15:

Mục đích cuộc hành quân Xê-đa Phôn của Mỹ là gì ?

Xem đáp án » 18/06/2021 236

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »