IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/06/2021 435

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

A. có tính chất dân tộc

Đáp án chính xác

B. chỉ có tính dân chủ

C. không mang tính cách mạng

D. không mang tính dân tộc

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án A.

Phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam có tính dân chủ điển hình nhưng bên cạnh đó vẫn mang tính chất dân tộc. Tính dân tộc ấy được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Về nhiệm vụ: Phong trào 1936 -1939 do hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi đặc điểm nổi bật của phong trào là mang tính dân chủ sâu sắc nhưng nhiệm vụ giải phóng dân tộc xuyên suốt từ các thời kì trước cũng không bị sao lãng

- Về đối tượng cách mạng: Phong trào chưa nhằm vào đánh đổ toàn bộ thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa không chịu thực hiện chính sách mà Mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành. Bọn phản động thuộc địa là bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc. Phong trào chưa nhằm đánh đổ toàn bộ kẻ thù dân tộc nhưng nhằm vào bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc, nên phong trào cũng mang tính dân tộc.
- Về mục tiêu đấu tranh: Đây là lúc Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất mà chỉ đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, đó là những quyền dân chủ đơn sơ nhưng cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù của dân tộc. Bởi thế phong trào mang tính chất dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng: Đây là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.

- Về mặt ý nghĩa: Giai đoạn 1936 - 1939 đã làm cho trận địa và lực lượng của cách mạng được mở rộng, đặc biệt đã xây dựng nên lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc về sau.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các dữ kiện sau:

1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.

2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác măng.

3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.

Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các bản Hiệp ước được kí kết giữa triều đình Huế với Pháp.

Xem đáp án » 18/06/2021 317

Câu 2:

Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 268

Câu 3:

Việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân.” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Văn nghệ, H., 1956, tr.67). Nhận định trên phản ánh sự kiện nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 266

Câu 4:

Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?

Xem đáp án » 18/06/2021 266

Câu 5:

Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với cuộc tiến công trong Đông - xuân 1953 – 1954 là gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 234

Câu 6:

Liên Xô thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) bắt đầu từ nông nghiệp vì

Xem đáp án » 18/06/2021 231

Câu 7:

Mục đích của việc kí kết Hiến chương ASEAN là

Xem đáp án » 18/06/2021 220

Câu 8:

Sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi

Xem đáp án » 18/06/2021 217

Câu 9:

Trước khi trở về chủ quyền của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao là vùng đất thuộc địa của thực dân nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 198

Câu 10:

Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936-1939 là

Xem đáp án » 18/06/2021 196

Câu 11:

Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - xuân 1953 - 1954, quân dân ta đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra tại những vùng nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 189

Câu 12:

Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 188

Câu 13:

Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

Xem đáp án » 18/06/2021 188

Câu 14:

Phong trào Cần Vương mặc dù gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Hãy đánh giá về nhận định trên

Xem đáp án » 18/06/2021 180

Câu 15:

Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là

Xem đáp án » 18/06/2021 179

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »