II-Tự luận
Nêu cảm nghĩ của em về nội dung 2 khổ thơ sau:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Trích: Quê hương – Tế Hanh)
Đáp án
Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương:
- 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng. (0.5đ)
- 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi
+ Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành công. (0.5đ)
+ Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi (0.75đ)
+ Cánh buồm no gió được liên tưởng so sánh độc đáo “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm trở thành biểu tượng của dân làng chài, mang theo hi vọng về chuyến ra khơi yên bình, nâng đỡ ngư dân trên hành trình lao động. (0.5đ)
→ Tâm hồn tinh tế, lòng yêu quê hương của nhà thơ (0,25đ)
Phân tích sự tiếp nối và phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam?
Tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng được bộc lộ như thế nào ở 4 câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú?
“Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ” là nội dung của bài thơ nào?
Đâu không phải yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh?
Đâu không phải là phương pháp học được Nguyễn Thiếp đưa ra trong Bàn luận về phép học?