Phân tích sự tiếp nối và phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam?
Đáp án
Sự kế thừa phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam?
HS viết dựa theo những gợi ý sau:
- Kế thừa: (1đ)
Nam quốc sơn hà | Nước Đại Việt ta |
- Nước gắn với vua, tư tưởng trung quân ái quốc - Yếu tố xác định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế riêng, có lãnh thổ riêng, được sách trời chứng giám | - Nước gắn với dân, tư tưởng nhân nghĩa: trừ bạo yên dân - Kế thừa 2 yếu tố khẳng định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế và lãnh thổ riêng. |
Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên | Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai |
- Phát triển (2đ): bổ sung thêm các yếu tố khẳng định chủ quyền dân tộc:
+ Có nền văn hiến lâu đời
+ Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác
+ Có phong tục, tập quán, lối sống riêng
+ Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế
+ Có nhân tài, hào kiệt
→ Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc
II-Tự luận
Nêu cảm nghĩ của em về nội dung 2 khổ thơ sau:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Trích: Quê hương – Tế Hanh)
Tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng được bộc lộ như thế nào ở 4 câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú?
“Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ” là nội dung của bài thơ nào?
Đâu không phải yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh?
Đâu không phải là phương pháp học được Nguyễn Thiếp đưa ra trong Bàn luận về phép học?