Theo bạn hiểu kế “Thanh dã” là kế như thế nào?
A. Thực hiện vườn không nhà trống.
B. Tiến hành lối đánh du kích, chặn đánh địch.
C. Thực hiện đem quân đánh giặc trước giành thế chủ động.
D. Thực hiện lùi để tiến, trước tiên đầu hàng để chuẩn bị lực lượng.
Đáp án A
Kế sách “Tiên phát chế nhân” là do ai thực hiện và trong cuộc kháng chiến nào?
Vị tướng nào sau đây KHÔNG phải là vị tướng tài giỏi dưới triều Trần?
Theo Trần Quốc Tuấn thế giặc xâm lược như thế nào thì khó chế ngự mà phải dùng đến người tài?
Cuối cùng, theo Trần Hưng Đạo muốn đất nước được vững mạnh lâu bền, muốn cai trị được đất nước thì điều gì quan trọng nhất?
Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…
Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.
Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)
Đoạn đối thoại trên của ai với ai?
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được viết sau cuộc đấu tranh chống quân xâm lược