Vì sao có thể khẳng định: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”?
A. Sự ra đời của thành thị tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ở châu Âu thời trung đại.
B. Sự ra đời của thành thị thúc đẩy sự xác lập của chế độ phong kiến tập quyền.
C. Sự ra đời của thành thị thúc đẩy quan hệ giao lưu buôn bán giữa phương Tây với phương Đông.
D. Sự ra đời của thành thị là nguồn động lực lớn cho sự phục hồi của nền văn minh Hi Lạp - La Mã.
Lời giải:
- Kinh tế: thành thị trung đại ra đời đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
– Văn hóa: thành thị mang đến không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như Bô-lô-nha (I-ta-li-a), Xoóc - bon (Pháp),....
=> Nhìn chung, trong bối cảnh ảm đạm của châu Âu thời trung cổ. thành thị như một luồng gió mới thổi vào làm cho bầu không khí trở nên tươi đẹp hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Ý nào sau đây không phản ánh đúng cuộc sống của lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến?
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại?
Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là
Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây?
Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu là
Những thợ thủ công và thương nhân châu Âu lập ra phường hội nhằm mục đích gì?
Vì sao sự xuất hiện của các thành thị trung đại lại thúc đẩy sự xác lập chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu?
Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là gì?