“Phá cường địch, báo hoàng ân” dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của người anh hùng nào?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Lý Thường Kiệt
C. Trần Quốc Toản
D. Trần Quang Khải
Lời giải:
Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần. Trong bối cảnh quân Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt, năm 1282, triều Trần đã tổ chức hội nghị Bình Than với sự tham dự của các quý tộc và các tướng lĩnh cao cấp nhất của nhà Trần. Bấy giờ, tuy là quý tộc, đã từng phong tới tước Hầu – Hoài Văn Hầu nhưng vì còn quá trẻ nên không được tham dự.
Khi về nhà, Trần Quốc Toản cùng với tôi tớ sắm sửa binh khí và chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (nghĩa là phá giặc mạnh, báo ơn vua).
Khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra, Trần Quốc Toản cũng vừa đến tuổi thành niên. Đội quân hơn một ngàn người do Trần Quốc Toản lập ra và trực tiếp chỉ huy đã sát cánh chiến đấu với quân đội chủ lực của triều đình, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Trong chiến dịch Thăng Long và Chương Dương. Trần Quốc Toản đã anh dũng hi sinh
Đáp án cần chọn là: C
Năm 1075 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì đối với nền giáo dục thời Lý?
Bài thơ "Nam Quốc sơn hà" được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là một biểu hiện của nghệ thuật quân sự gì?
Nhà Tống tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất với mục tiêu chính gì?
Nhận xét nào dưới đây không đúng về các thế lực ngoại xâm mà nhân dân Đại Việt phải đương đầu trong thế kỉ XI-XIII?
Hội nghị nào thể hiện tinh thần đoàn kết giữa triều đình và nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2 (1285)?
Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, hàng năm vào mùa xuân, các vua Lý thường có hành động gì?
Đâu là chính sách nổi bật của nhà Lý- Trần trong việc xây dựng quân đội?
Cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên của nhà Trần thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?