“Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này phản ánh nội dung gì?
A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử.
C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử.
D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước.
Lời giải:
Câu nói trên thể hiện chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
- Vì hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước, đất nước không có người tài thì không thể nào thịnh trị được.
- Đến thời Lê, chế độ tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử đã trở thành hình thức chủ yếu, thể hiện sự tiến bộ mới so với các triều đại trước, mở rộng khả năng làm quan và cống hiến công sức cho đất nước đến nhiều bộ phận nhân dân, không chỉ có quý tộc và con em của quan lại.
Đáp án cần chọn là: A
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên?
Văn học Đại Việt dưới thời Lê sơ không đi sâu phản ảnh nội dung nào sau đây?
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?
Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 – 1527)?
Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
Lê Thánh Tông đã có đóng góp quan trọng gì đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XV?
Quyết định cho dựng bia Tiến sĩ dưới thời Lê sơ không mang lại tác dụng nào sau đây?
Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ?