Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?
A. Do nền công thương nghiệp Việt Nam quá lạc hậu
B. Do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn
C. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân phương Tây
D. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân Hoa Kiều
Lời giải:
- Thời Nguyễn, mặc dù thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển nhưng không thế phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn (chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo)
- Biện pháp:
+ Thủ công nghiệp: thực hiện chính sách công tượng, trưng thu thợ giỏi về xưởng thủ công của nhà nước, kìm hãm khả năng sáng tạo của họ và làm thiếu đi lực lượng lao động trong nhân dân. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề
+ Thương nghiệp : hạn chế buôn bán với bên ngoài nhất là với thương nhân phương Tây. Từ giữa thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng khiến cho hoạt động buôn bán bị đình trệ
Đáp án cần chọn là: B
Năm 1806 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam?
Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831-1832 được phân chia như thế nào?
Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đối với phương Tây đã gây ra hậu quả gì?
“Oai oái như phủ Khoái xin cơm”
Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời?
Ai là người đã tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn?
Nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX có mối quan hệ như thế nào với nhà Thanh?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?
Chính sách nào về ruộng đất được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất của nhà Nguyễn?
Nhân tố nào tạo điều kiện để việc buôn bán ở nước ta diễn ra thuận lợi vào thế kỉ XIX?
Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì?
Tại sao thời Nguyễn diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?
Đâu không phải thách thức nhà Nguyễn phải đối mặt khi mới thành lập?